Đối tượng được cấp Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Giấy chứng minh sĩ quan cấp cho người được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ, bao gồm: Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan và những người được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan được phong quân hàm sĩ quan.
(Điều 2 Nghị định 130/2008/NĐ-CP)
Giấy chứng minh sĩ quan được cấp nhằm mục đích sau:
- Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh sĩ quan là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giao dịch dân sự;
- Phục vụ công tác quản lý sĩ quan.
(Khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2008/NĐ-CP)
- Giấy chứng minh sĩ quan được sử dụng theo mục 2.
- Sĩ quan có trách nhiệm giữ gìn, quản lý Giấy chứng minh sĩ quan; không sửa chữa, cho thuê, cho mượn, làm hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
- Cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội có trách nhiệm quản lý Giấy chứng minh sĩ quan theo quy định tại Điều 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2008/NĐ-CP.
- Nghiêm cấm làm giả, lưu giữ trái phép hoặc sử dụng Giấy chứng minh sĩ quan để mạo danh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức vi phạm việc sử dụng, quản lý Giấy chứng minh sĩ quan thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
(Điều 5 Nghị định 130/2008/NĐ-CP)
- Kích thước 85,60 mm x 53,98 mm.
- Kỹ thuật trình bày: có ba màu quy định là cấp Tướng màu đỏ, cấp Tá màu nâu, cấp Úy màu xanh; hai mặt trang trí khung viền và hoa văn nền.
- Mặt trước Giấy chứng minh sĩ quan:
+ Số: Là số hiệu sĩ quan gồm 8 chữ số;
+ Họ tên: Ghi họ, chữ đệm, tên theo giấy khai sinh, chữ in hoa, đủ dấu;
+ Cấp bậc: Cấp bậc thiếu úy đến cấp bậc đại úy, ghi cấp úy; cấp tá và cấp tướng ghi cấp bậc quân hàm sĩ quan hiện tại;
+ Đơn vị cấp: Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng ghi Bộ Quốc phòng; Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy ghi tên đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Ngày, tháng, năm: Ghi ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng minh sĩ quan;
+ Ảnh: Quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP;
+ Hạn sử dụng: Quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 218/2016/TT-BQP.
- Mặt sau Giấy chứng minh sĩ quan
+ Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh;
+ Dân tộc: Ghi tên dân tộc theo quy định của pháp luật;
+ Quê quán: Ghi xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Nơi thường trú: Là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của gia đình; trường hợp chưa đăng ký hộ khẩu thì ghi theo hộ khẩu của vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp; địa danh hành chính cấp xã ghi thôn, bản, ấp, xã trở lên; thị xã, thành phố ghi số nhà, ngõ, ngách, đường phố, phường trở lên;
+ Nhân dạng: Ghi chiều cao, đặc điểm riêng quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP;
+ Nhóm máu: Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP.
(Điều 4 Nghị định 130/2008/NĐ-CP, khoản 1, 2 Điều 17 Thông tư 218/2016/TT-BQP)
Thời hạn sử dụng Giấy chứng minh sĩ quan như sau:
- Sĩ quan cấp tướng và cấp tá thời hạn sử dụng là 08 năm;
- Sĩ quan cấp úy thời hạn sử dụng là 13 năm;
Trường hợp thời gian phục vụ tại ngũ còn dưới thời hạn trên thì lấy hạn tuổi còn lại để cấp nhưng không quá 05 năm quy định tại Điều 13 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
(Khoản 1 Điều 14 Thông tư 218/2016/TT-BQP)