Trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh?

09/12/2023 11:00 AM

Xin hỏi theo pháp luật thì trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh? - Hoàng Minh (Đồng Nai)

Trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh?

Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh sau đây:

(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

- Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

- Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh?

Trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh? (Hình từ internet)

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách

Căn cứ Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008quy định quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách như sau:

(a) Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:

- Thu cước, phí vận tải;

- Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

(b) Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;

- Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;

- Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;

- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;

- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa

Căn cứ Điều 73 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

(i) Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:

- Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;

- Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

- Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

(ii) Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;

- Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;

- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định pháp luật.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 3,975

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079