Bảng tuần hoàn hóa học năm 2025 mới nhất? Chương trình mới áp dụng bảng tuần hoàn hóa học nào? (Hình từ Internet)
Bảng tuần hoàn hóa học năm 2025 mới nhất? Chương trình mới áp dụng bảng tuần hoàn hóa học nào?
Cụ thể, trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
Theo đó, bảng tuần hoàn hóa học là công cụ không thể thiếu trong việc giảng dạy và học tập môn Hóa học. Tính đến năm 2025, bảng tuần hoàn chuẩn quốc tế vẫn bao gồm 118 nguyên tố, được sắp xếp theo số hiệu nguyên tử tăng dần, chia thành 18 nhóm và 7 chu kỳ. Mỗi nguyên tố đều đi kèm thông tin về ký hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, cùng tính chất đặc trưng.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới tại Việt Nam, môn Hóa học cấp THPT được xây dựng theo hướng tích hợp chủ đề, tập trung vào kiến thức nền tảng cho cả hóa học vô cơ và hữu cơ. Bảng tuần hoàn hóa học vẫn giữ vai trò trung tâm, giúp học sinh tra cứu, phân tích và dự đoán tính chất các nguyên tố.
(1) Bảng tuần hoàn hoá học áp dụng cho chương trình lớp 8
(2) Bảng tuần hoàn hoá học áp dụng cho chương trình lớp 9
(3) Bảng tuần hoàn hoá học áp dụng cho chương trình THPT
![]() |
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Hóa họ |
Theo đó, thời lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Hóa học được quy định cụ thể trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau: Thời lượng cho mỗi lớp là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho nội dung cốt lõi là 70 tiết. Dự kiến tỷ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
Lớp |
Chủ đề |
Tỉ lệ % |
Lớp 10 |
Cấu tạo của nguyên tử |
18% |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
13% |
|
Liên kết hoá học |
17% |
|
Phản ứng oxi hoá - khử |
5% |
|
Năng lượng hoá học |
14% |
|
Tốc độ phản ứng hoá học |
9% |
|
Nguyên tố nhóm VIIA |
14% |
|
Đánh giá định kì |
10% |
|
Lớp 11 |
Cân bằng hoá học |
14% |
Nitrogen và Sulfur |
14% |
|
Đại cương về Hoá học hữu cơ |
14% |
|
Hydrocarbon |
17% |
|
Dẫn xuất halogen (Alcohol -Phenol) |
14% |
|
Hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone) - Carboxylic acid |
17% |
|
Đánh giá định kì |
10% |
|
Lớp 12 |
Ester - Lipid |
5% |
Carbohydrate |
9% |
|
Hợp chất chứa nitrogen |
9% |
|
Polymer |
9% |
|
Pin điện và điện phân |
17% |
|
Đại cương về kim loại |
14% |
|
Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA |
13% |
|
Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất |
14% |
|
Đánh giá định kì |
10% |
Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết/năm học. Dự kiến thời lượng (số tiết) của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra đánh giá) như sau:
Chuyên đề học tập |
Lớp 10 |
Lớp 11 |
Lớp 12 |
Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học |
15 |
|
|
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ |
10 |
|
|
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin |
10 |
|
|
Chuyên đề 11.1. Phân bón |
|
10 |
|
Chuyên đề 11.2. Thực hành trải nghiệm hoá học hữu cơ |
|
15 |
|
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ |
|
10 |
|
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ |
|
|
10 |
Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ |
|
|
15 |
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất |
|
|
10 |
Trên đây là nội dung về “Bảng tuần hoàn hóa học năm 2025 mới nhất? Chương trình mới áp dụng bảng tuần hoàn hóa học nào?"