Ms. Kim Kiều
1. Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giáNgày 15/02, Thông tư
204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá sẽ có hiệu lực.
Theo đó, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
- Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá tại Học viện, trường Đại học.
Hoặc làm công tác thực tiễn quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp với các chuyên đề của khóa học.
Đối với giảng viên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên còn phải là thẩm định viên về giá tham gia giảng dạy có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hành nghề.
Thông tư này thay thế Quyết định
87/2008/QĐ-BTC. 2. Hướng dẫn quản lý ATTP cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uốngVừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư
47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó:
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận);
- Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà Chi cục An toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cấp huyện là cơ quan cấp Giấy chứng nhận;
- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì việc phân cấp quản lý được thực hiện như sau:
+ Trên 200 suất ăn/lần phục vụ: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp tỉnh.
+ Từ 50 – 200 suất ăn/lần phục vụ: Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cấp huyện.
+ Dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố: Trạm y tế cấp xã.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02.
3. Quy định về đánh giá tổ chức khoa học và công nghệTừ ngày 15/02, việc đánh giá tổ chức Khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập sẽ thực hiện theo Thông tư
38/2014/TT-BKHCN. Theo đó:
Có 02 hình thức đánh giá:
- Tự đánh giá hằng năm;
- Đánh giá từ bên ngoài định kỳ 5 năm một lần bởi cơ quan quản lý về KH&CN hoặc tổ chức đánh giá độc lập;
Đánh giá dựa trên 10 Nhóm tiêu chí:
- Đánh giá định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động;
- Đánh giá nguồn nhân lực;
- Đánh giá nguồn kinh phí;
- Đánh giá trang thiết bị và cơ sở vật chất;
- Đánh giá nguồn lực thông tin;
- Đánh giá kết quả khoa học (công bố);
- Đánh giá kết quả về công nghệ;
- Đánh giá kết quả đào tạo và tập huấn;
- Đánh giá việc sử dụng kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;
- Đánh giá năng lực phát triển hợp tác;
Phương pháp đánh giá: sẽ kết hợp giữa đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
4. Hành khách mất vé có thể vẫn được tiếp tục đi tàuNgày 24/12/2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng ban hành Thông tư
78/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia. Theo đó:
Hành khách mất vé khi đi tàu vẫn được tiếp tục đi tàu nếu được Trưởng tàu cấp Giấy xác nhận đã mua vé và bị mất mà không phải mua vé mới;
Trường hợp không xác minh được hành khách đã có vé thì hành khách phải mua vé bổ sung hoặc phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho việc mua vé, Thông tư quy định Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé.
Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2015 và bãi bỏ Quyết định
01/2006/QĐ-BGTVT .
5. Các trường hợp Miễn giấy phép nhập khấu tem bưu chínhTổ chức, cá nhân nhập khẩu tem bưu chính được miễn giấy phép nhập khẩu tem bưu chính nếu thuộc các trường hợp sau:
- Tem bưu chính của các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới nhập khẩu theo quy định của Công ước Liên minh Bưu chính Thế giới;
- Tổng số các chủng loại tem bưu chính một lần nhập khẩu có số lượng dưới 500 con và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính không được xuất, nhập khẩu;
- Tem bưu chính Việt Nam in tại nước ngoài theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư
26/2014/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định
187/2013/NĐ-CP về việc nhập khẩu tem bưu chính.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/02/2015.
6. Chuẩn ngoại ngữ đối với người dạy bằng tiếng nước ngoàiNgày 20/02, Quyết định
72/2014/QĐ-TTg về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác sẽ có hiệu lực.
Theo đó, chuẩn năng lực ngoại ngữ đối với người dạy chương trình giáo dục, đào tạo bằng tiếng nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Giáo viên phổ thông phải có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu cao hơn 2 bậc so với yêu cầu của học sinh đạt được sau khi học xong theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
- Người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Riêng những người được đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ toàn thời gian ở nước ngoài thì được miễn yêu cầu về năng lực ngoại ngữ trên.
(Còn tiếp)