Trang Nguyễn
1. Thu hồi Giấy phép hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm Theo Thông tư
195/2014/TT-BTC, sẽ thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 4, cụ thể:
- Mất khả năng thanh toán.
- Bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Bao gồm doanh nghiệp có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán (chỉ tiêu tỷ lệ biên khả năng thanh toán không bảo đảm biên độ hoặc trích lập dự phòng nghiệp vụ không đáp ứng theo hướng dẫn) – thuộc nhóm 3 và không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Nội dung trên áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Thông tư này thay thế Quyết định
153/2003/QĐ-BTC .
2. Thu hồi thực phẩm chức năng Theo Thông tư
43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ Y tế ban hành, thực phẩm chức năng phải được thu hồi trong trường hợp:
- Quá thời hạn sử dụng;
- Không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm;
- Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung tại Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm khác;
- Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm khẳng định ính không an toàn của sản phẩm.
Thông tư này bãi bỏ Thông tư
08/2004/TT-BYT .
3. Chế độ đối với thương binh nhiễm chất độc hóa họcTheo Thông tư liên tịch
45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh quy định:
Chế độ đối với thương binh đồng thời mắc một trong những bệnh thuộc danh mục bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học như sau:
- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể (TTCT) từ 80% trở lên được hưởng thêm trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ở mức TTCT từ 41% đến 60%.
- Thương binh có tỷ lệ TTCT từ 21% đến 79% được hưởng thêm trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do bệnh, tật đó tương ứng mức TTCT do Hội đồng giám định y khoa kết luận.
4. Danh mục công nghệ cấm chuyển giaoDanh mục công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam tăng lên 30 (trước đây là 16) – Đó là nội dung được quy định tại Nghị định
120/2014/NĐ-CP .
Sau đây là một số đối tượng được xếp vào danh mục này:
- Công nghệ sản xuất tivi, máy tính cá nhân sử dụng tia điện tử để tạo hình ảnh theo công nghệ anolog;
- Công nghệ sản xuất xe ôtô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 2;
- Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và y tế bằng công nghệ đốt một cấp hoặc công nghệ đốt chất thải không có hệ thống xử lý khí thải…
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ khuyến khích và hạn chế chuyển giao.
5. Quy định tổ chức thi đấu đua thuyền Tổ chức, cá nhân tổ chức thi đấu đua thuyền Rowing, Canoe và Thuyền truyền thống tại Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện về y tế, an toàn sau:
- Vận động viên tham dự phải có Giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép và đủ điều kiện tại Thông tư
14/2013/TT-BYT trong thời hạn 60 ngày tính đến ngày khai mạc giải.
- Có ít nhất 01 xe cứu thương, 01 bác sỹ và 03 y tá; có đủ cơ số thuốc và dụng cụ để sơ cứu ban đầu.
- Có ít nhất 02 xuồng cứu hộ chuyên dụng, mỗi xuồng có ít nhất 05 phao cứu sinh và 02 nhân viên cứu hộ (không kể người lái xuồng).
- Thành viên Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên phục vụ cuộc thi khi xuống nước phải mặc áo phao cứu sinh.
- Nhân viên lái xuồng máy phải đủ điều kiện theo Luật giao thông đường thủy nội địa; nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận cứu hộ.
- Đối với giải thi đấu thể thao quần chúng: vận động viên xuống thuyền thi đấu phải mặc áo phao cứu sinh.
- Nghiêm cấm tổ chức thi trong điều kiện thời tiết bất lợi, không đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe thành viên thi đấu và điều hành giải đấu.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư
22/2014/TT-BVHTTDL .
6. Chi phí thẩm tra ATGT công trình đường bộ đang khai thácTheo Thông tư liên tịch
71/2014/TTLT/BGTVT-BTC hướng dẫn Nghị định
11/2010/NĐ-CP về lập, quản lý chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác quy định:
Chi phí thẩm tra ATGT công trình đường bộ đang khai thác gồm:
- Chi phí trực tiếp: chi phí chuyên gia; chi phí vật liệu; chi phí máy, thiết bị.
- Chi phí quản lý: tối đa bằng 55% chi phí chuyên gia.
- Chi phí khác: chi phí lập Đề cương, Dự toán chi phí thẩm tra an toàn giao thông và các chi phí cần thiết khác.
- Thu nhập chịu thuế tính trước: bằng 6% của tổng chi phí chuyên gia, chi phí quản lý và chi phí khác.
- Thuế giá trị gia tăng.
(Còn tiếp)
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN