Nguyễn Huyền
1. Phân định rõ thời gian hoạt động của đại biểu chuyên trách và không chuyên trách- Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.
- Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội
2. Những quyền hạn mới của Đại biểu quốc hội - Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền đăng ký tham dự phiên họp do Hội đồng, Ủy ban tổ chức để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.
- Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu.
Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách những người ứng cử.
3. Quy định thêm Điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hộiNgoài các điều kiện bảo đảm theo Luật tổ chức Quốc hội 2001, bổ sung điều kiện sau:
- Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Luật này được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc.
- Đại biểu Quốc hội được ưu tiên trong việc mua vé tàu hỏa, ô tô, tàu thủy, máy bay; được ưu tiên khi qua cầu, phà.
- Trong trường hợp ốm đau, đại biểu Quốc hội không thuộc diện cán bộ trung cấp, cao cấp thì được khám và chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ trung cấp.
- Đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội không phải là cán bộ, công chức, viên chức khi qua đời được hưởng chế độ về tổ chức lễ tang như đối với cán bộ, công chức.
4. Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hộiQuy định cụ thể về phụ cấp và các chế độ khác cho đại biểu Quốc hội.
- Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội chuyên trách, phụ cấp của đại biểu Quốc hội không hưởng lương từ ngân sách nhà nước do UBTV Quốc hội quy định.
- Đại biểu Quốc hội được cấp hoạt động phí hằng tháng, kinh phí để thực hiện chế độ thuê khoán chuyên gia, thư ký giúp việc và các hoạt động khác để phục vụ cho hoạt động của đại biểu theo quy định của UBTV Quốc hội.
5. Quy định về Phối hợp công tác giữa UBTV Quốc hội với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBTV Quốc hội phối hợp công tác với Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; yêu cầu đại diện các cơ quan, tổ chức khác và công dân tham gia khi cần thiết.
- Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của UBTV Quốc hội.
6. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương- UBTV Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chính phủ.
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình UBTV Quốc hội xem xét, quyết định.
7. Trách nhiệm của UBTVQH trong việc tổ chức trưng cầu dân ý- UBTV Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
- UBTV Quốc hội quy định về hình thức phiếu trưng cầu, trình tự bỏ phiếu và kiểm phiếu; quyết định thời gian cụ thể trưng cầu ý dân, nội dung ghi trên phiếu trưng cầu ý dân căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về việc trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát việc trưng cầu ý dân.
- UBTV Quốc hội chịu trách nhiệm công bố kết quả trưng cầu ý dân với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN