Theo đó, để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin mạng, các cơ quan, tổ chức có website sử dụng Drupal cần chú ý 02 lỗ hổng an toàn sau:
1. Lỗ hổng Drupal cho phép thực thi các lệnh điều khiển từ xa trái phép (Remote Code Execution)
- Mã lỗi quốc tế: CVE-2018-7600 hoặc SA-CORE-2018-002
- Mức độ nguy hiểm là nghiêm trọng
- Mô tả ảnh hưởng:
+ Cho phép tin tặc tấn công từ xa, tải tệp tin trái phép, thay đổi giao diện,...lỗ hổng tồn tại trên nhiều phiên bản khác nhau của Drupal.
+ Hiện nay, ảnh hưởng trên diện rộng đã có một số hacker khai thác lỗ hổng Druapal để phục vụ đào tiền ảo.
2. Lỗ hổng tấn công kịch bản liên trang (Cross Site Scripting)
- Mã lỗi quốc tế: SA-CORE-2018-003
- Mức độ nghiêm trọng: Cao
- Mô tả ảnh hưởng:
+ Ứng dụng CKEditor là một ứng dụng xây dựng trên nền tảng Java Script được tích hợp với phần mềm Drupal, ứng dụng này xuất hiện lỗ hổng cho phép khả năng khai thác lỗi Cross Site Scripting (XSS);
+ Lỗ hổng này cho phép tin tặc thực thi các XSS thông qua CKEditor khi sử dụng Plugin Image2 trong phiên bản Drupal 8.
Xem chi tiết các giải pháp xử lý tại Công văn 109/VNCERT-KTHT&GS ngày 23/4/2018.