Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến năm 2030

27/05/2023 15:59 PM

Ngày 26/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 583/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

Định hướng chung phát triển thị trường xuất khẩu gạo

- Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống.

Đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, các thị trường FTA.

- Tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại;

Phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; tăng xuất khẩu vào các thị trường FTA có dành ưu đãi cho mặt hàng gạo;

Từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định; tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trưởng.

- Giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (khoảng từ 15 - 20%), giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo hữu cơ;

Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.

Một số định hướng phát triển thị trường cụ thể

- Thị trường châu Á:

+ Thị trường Đông Bắc Á: Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm 2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021 lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030.

+ Thị trường Đông Nam Á: Giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủ chốt như Philippines, Indonesia, Malaysia,...

- Thị trường châu Phi, Trung Đông:

+ Tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các Bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo.

+ Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất.

+ Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.

- Thị trường châu Âu:

+ Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do với khu vực như EVFTA, UKVFTA, EAEU để tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường.

+ Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á - Âu: Thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 1,6% năm 2021 lên khoảng 7% vào năm 2025, khoảng 10% năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức khoảng 25%.

+ Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu như: Pháp là từ 2,3% năm 2021 lên khoảng 2% vào năm 2025 và khoảng 3,5%; Đức từ 1,8% vào năm 2021 lên khoảng 2% năm 2025 và khoảng 2,5% vào năm 2030; Cộng hòa Séc từ 7,7% năm 2021 lên khoảng 8,5% năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.

- Thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương:

+ Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ 1,5% năm 2021 lên khoảng 3% vào năm 2025, khoảng 5% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Mexico lên 0,2% vào năm 2025, khoảng 0,5% vào năm 2030; tại thị trường Haiti từ 6,5% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025, khoảng 10% vào năm 2030.

+ Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Úc từ 14% năm 2021 lên khoảng 16% vào năm 2025 và khoảng 19% vào năm 2030...

Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 583/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 26/5/2023 và thay thế Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 03/7/2017.

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,405

VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 17:35 | 02/07/2024 Thông tư 16/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
  • 17:25 | 02/07/2024 Thông tư 14/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tài chính vi mô
  • 15:50 | 02/07/2024 Thông tư 21/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng
  • 15:30 | 02/07/2024 Thông tư 18/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng
  • 15:20 | 02/07/2024 Thông tư 15/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
  • 14:05 | 02/07/2024 Công văn 3687/BYT-BH ngày 01/7/2024 áp dụng mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • 14:00 | 02/07/2024 Thông tư 06/2024/TT-BTNMT ngày 28/6/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức các chuyên ngành tài nguyên và môi trường
  • 09:22 | 02/07/2024 Thông tư 09/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 sửa đổi các Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • 09:20 | 02/07/2024 Thông tư 24/2024/TT-BGTVT ngày 28/6/2024 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển
  • 09:10 | 02/07/2024 Thông tư 23/2024/TT-BGTVT ngày 28/6/2024 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079