Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại VI, V).
Đơn cử, một số nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc điểm điều kiện lao động được quy định như sau:
- Gia công, lắp dựng cốt thép trong hầm, ngầm: Nơi làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn hoặc hệ khung đỡ ván khuôn công trình hầm, ngầm: Nơi làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Lắp đặt và tháo dỡ các máy, thiết bị nâng chuyển (cần trục tháp, cần trục, vận thăng, sàn treo) phục vụ thi công xây dựng công trình: Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung lắc.
- Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm: Công việc có nguy cơ điện giật cao, môi trường thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.
- Thi công đổ bê tông công trình hầm, ngầm: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng bởi ồn, môi trường thiếu dưỡng khí.
- Xây gạch, đá, trát, ốp, lát trong công trình hầm, ngầm: Công việc có tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, môi trường thiếu dưỡng khí.
- Gia công, lắp dựng lưới thép, vì thép, gia cố hầm, ngầm: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng bởi ồn, bụi, tư thế lao động gò bó, môi trường thiếu dưỡng khí.
- Lắp dựng: thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, hệ thống đường ống công trình hầm, ngầm: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, môi trường thiếu dưỡng khí.
Xem thêm nội dung tại Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.