(1) Trình độ chuyên môn:
- Khoa lâm sàng: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học trở lên (tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học đối với đơn vị hạng đặc biệt), có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm;
- Khoa cận lâm sàng: Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên (tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ đối với đơn vị hạng đặc biệt), có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm;
- Phòng điều dưỡng: Tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng trở lên (tốt nghiệp chuyên khoa cấp I điều dưỡng hoặc thạc sĩ điều dưỡng trở lên đối với đơn vị hạng đặc biệt);
- Khoa dược: Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ được học trở lên (tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ dược học đối với đơn vị hạng đặc biệt);
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên (tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên đối với đơn vị hạng đặc biệt), có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm; có chứng chỉ đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định;
- Khoa dinh dưỡng: Tốt nghiệp cử nhân dinh dưỡng hoặc tốt nghiệp bác sĩ và có chứng chỉ đào tạo dinh dưỡng từ 6 tháng trở lên (tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành dinh dưỡng trở lên đối với đơn vị hạng đặc biệt);
- Các khoa/phòng khối hành chính (chức năng): Tốt nghiệp đại học trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
(2) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
(3) Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã và đang giữ chức vụ cấp phó trưởng khoa phòng hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 02 năm.
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 1289/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 16/5/2024.