Theo đó, 2 trường hợp văn bản thuộc đối tượng xử lý từ 01/4/2025 bao gồm:
[1] Văn bản trái pháp luật, bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền;
- Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn;
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại Điều 53 và Điều 55 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
- Văn bản quy phạm pháp luật không tuân thủ quy định của pháp luật về xác định bí mật nhà nước hoặc độ mật của bí mật nhà nước trong văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
- Văn bản quy phạm pháp luật vi phạm trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không tổ chức lấy ý kiến hồ sơ dự thảo văn bản; không thực hiện thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản
+ Văn bản ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn hoặc trong trường hợp đặc biệt nhưng không có sự đồng ý hoặc chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền
+ Dự thảo văn bản được thông qua không đúng quy định của pháp luật;
- Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
[2] Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày.
Xem chi tiết tại Nghị định 79/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/4/2025.