Theo đó, Bí thư Đảng ủy ở cơ quan, tổ chức nơi kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự là người đứng đầu Đảng ủy, chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng ủy, Ban Thường vụ; cùng Đảng ủy, Ban Thường vụ chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy cấp trên, trước Đảng bộ, Chi bộ về sự lãnh đạo của Đảng ủy, Chi bộ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Đảng ủy, Chi bộ và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.
Bí thư Đảng ủy ở cơ quan, tổ chức nơi kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự có các nhiệm vụ và quyền hạn như:
- Chủ trì các công việc của Đảng ủy, Chi bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy; chủ trì và kết luận các hội nghị của cấp ủy, chi bộ; chủ động đề xuất, trao đổi trong Đảng ủy, Chi bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ Đảng ủy thảo luận, quyết định.
- Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ, Chi bộ và trực tiếp tổ chức quán triệt trong Đảng ủy, Ban Thường vụ về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cấp ủy cấp trên; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng nhằm cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cấp ủy cấp trên để trình Hội nghị Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy thảo luận, quyết định.
- Chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cấp ủy cấp trên và chỉ đạo tổng kết các lĩnh vực công tác lớn, quan trọng của Đảng bộ, Chi bộ;
Thay mặt Đảng ủy, Chi bộ báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy cấp trên và thông báo cho cấp dưới về tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở Đảng bộ, Chi bộ và hoạt động của cấp ủy theo đúng quy định; khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy cấp trên về tình hình của Đảng bộ, Chi bộ và chịu trách nhiệm cá nhân về những nội dung báo cáo đó…
Xem thêm thông tin chi tiết tại Quyết định 256-QĐ/TW ngày 24/01/2025.