Hướng dẫn xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công 2025

26/07/2025 16:40 PM

Nội dung bài viết hướng dẫn xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công 2025.

Hướng dẫn xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công 2025 (Hình ảnh từ Internet)

Hướng dẫn xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công 2025 (Hình ảnh từ Internet)

Hướng dẫn xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công 2025

Căn cứ ĐIều 13 Nghị định 186/2025/NĐ-CP hướng dẫn xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công như sau:

- Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công là các hoạt động nhằm bảo đảm tài sản công được hoạt động, vận hành một cách bình thường.

- Vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước còn sử dụng được thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước đó ban hành quyết định việc tiếp tục sử dụng nếu có nhu cầu; trường hợp cơ quan có tài sản công không có nhu cầu sử dụng thì vật tư, vật liệu thu hồi được xử lý theo hình thức: điều chuyển, bán.

Trường hợp cơ quan có tài sản công tiếp tục sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi hoặc áp dụng hình thức điều chuyển mà cơ quan có tài sản công, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận điều chuyển sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi đó để lắp đặt thêm hoặc thay thế bộ phận của tài sản hiện có thì không phải thực hiện xác định giá trị, không phải thực hiện theo dõi, hạch toán riêng đối với vật tư, vật liệu đó. Trường hợp cơ quan có tài sản công tiếp tục sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi hoặc áp dụng hình thức điều chuyển mà cơ quan có tài sản công, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận điều chuyển sử dụng vật tư, vật liệu thu hồi đó một cách độc lập thì cơ quan có tài sản công (trong trường hợp tiếp tục sử dụng), cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận điều chuyển (trong trường hợp điều chuyển) có trách nhiệm xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi đó để quản lý, theo dõi, hạch toán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định và tổ chức thực hiện điều chuyển vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định 186/2025/NĐ-CP; trong văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản không phải thuyết minh về sự phù hợp với tiêu chuẩn, định mức.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định và tổ chức thực hiện bán vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được thực hiện theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Nghị định 186/2025/NĐ-CP và quy định sau:

+ Phương thức bán vật tư, vật liệu thu hồi:

Bán đấu giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

Bán niêm yết giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

Bán chỉ định đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị dưới 10 triệu đồng.

+ Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi để xác định phương thức bán đồng thời là giá khởi điểm bán đấu giá, giá bán niêm yết, giá bán chỉ định được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 186/2025/NĐ-CP. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi làm căn cứ để xác định hình thức bán được tính theo tổng giá trị của toàn bộ vật tư, vật liệu thu hồi khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa từng tài sản; trường hợp một lần bảo dưỡng, sửa chữa nhiều tài sản thì giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được xác định theo tổng giá trị vật tư, vật liệu thu hồi của lần bảo dưỡng, sửa chữa đó.

- Vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước nếu không sử dụng được thì cơ quan nhà nước đó thực hiện hủy bỏ.

Quy định về việc sử dụng chung tài sản công 2025

Căn cứ Điều 12 Nghị định 186/2025/NĐ-CP quy định về việc sử dụng chung tài sản công như sau:

- Tài sản công tại cơ quan nhà nước chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sử dụng chung để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tài sản công được sử dụng chung gồm:

+ Hội trường.

+ Ô tô, tàu, thuyền và các phương tiện vận tải khác.

- Thủ trưởng cơ quan có tài sản công (cơ quan được giao trách nhiệm theo dõi, hạch toán tài sản công) quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 186/2025/NĐ-CP quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung tài sản công.

- Việc sử dụng chung tài sản công được lập thành văn bản thỏa thuận. Nội dung chủ yếu của văn bản thỏa thuận bao gồm: Bên có tài sản cho sử dụng chung, bên được sử dụng chung tài sản, phạm vi tài sản sử dụng chung, mục đích, thời hạn sử dụng chung, chi phí sử dụng chung, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng chung tài sản.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản công có trách nhiệm:

+ Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác.

+ Trả cho cơ quan có tài sản công cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm chi phí khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.

- Chi phí sử dụng chung tài sản được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, thời gian sử dụng chung tài sản.

Tiền chi trả chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản và được hạch toán vào chi phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cơ quan có tài sản công cho sử dụng chung có trách nhiệm xuất phiếu thu tiền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản. Khoản thu từ việc sử dụng chung tài sản công được sử dụng để bù đắp các chi phí cần thiết phục vụ duy trì hoạt động của tài sản sử dụng chung; phần còn lại (nếu có), cơ quan có tài sản công được sử dụng để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cho sử dụng chung hoặc sử dụng để chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước và được giảm chi ngân sách tương ứng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chia sẻ bài viết lên facebook 8

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079