Theo đó, Quy chế ban hành Quyết định 23/2025/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hoạt động, việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thẩm định độc lập theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết 206/2025/QH15 về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
**Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định độc lập được quy định tại Điều 2 của quy chế này như sau:
- Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết bằng phiếu, quyết định theo ý kiến đa số (trên 50% tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập Hội đồng); trường hợp ý kiến biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
- Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
- Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Hội đồng chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Hội đồng.
Thành phần của Hội đồng gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được giao chủ trì tham mưu việc thực hiện thẩm định;
- Thành viên Hội đồng là đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan có liên quan của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Căn cứ nội dung của dự thảo nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định mời đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia, nhà khoa học có trình độ, kinh nghiệm phù hợp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng thẩm định độc lập;
- Thư ký Hội đồng là công chức của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được giao chủ trì tham mưu việc thực hiện thẩm định.
Xem chi tiết tại Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định độc lập theo Nghị quyết 206/2025/QH15 về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 23/2025/QĐ-TTg có hiệu lực từ 14/07/2025.