Án lệ 23/05/2025 11:26 AM

Sửa Nghị quyết 04 về án lệ khi bỏ tòa án nhân dân cấp cao

Dự kiến thời gian tới sẽ sửa Nghị quyết 04 về án lệ do thực hiện sắp xếp, bỏ tòa án nhân dân cấp cao, cấp huyện.

Sắp sửa Nghị quyết 04 về án lệ

Nội dung đề cập tại Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó có Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về án lệ.

Dự thảo Nghị quyết

Theo đó, bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.

“Điều 6. Thông qua án lệ

...2. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:

...c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;...”

Theo đề xuất này thì sắp tới đây, các trường hợp án lệ được xem xét thông qua bao gồm:

- Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP;

- Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;

- Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Lý do: Bỏ 01 trường hợp án lệ được xem xét thông qua là do có sự thay đổi trong hệ thống tổ chức tòa án nhân dân. Cụ thể, theo dự thảo Luật sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân thì tổ chức của tòa án nhân dân bao gồm:

+ Tòa án nhân dân tối cao;

+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh);

+ Tòa án nhân dân khu vực;

+ Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

Điều 4. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân _ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014

1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:

a) Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);

e) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

Quy định về áp dụng án lệ trong xét xử

Theo Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về áp dụng án lệ trong xét xử như sau:

- Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.

- Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.

- Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Chia sẻ bài viết lên facebook 49

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079