Dự kiến 11 thủ tục về thi hành án dân sự được lược bỏ (Hình từ Internet)
Tại Tờ trình 62/TTr-BTP ngày 13/5/2025, Bộ Tư pháp trình Chính phủ Dự thảo Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, dự kiến 11 thủ tục về thi hành án dân sự được lược bỏ nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về “đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết" theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022:
(1) Thủ tục ủy thác tư pháp trong trường hợp đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan là người Việt Nam có địa chỉ rõ ràng ở nước ngoài
* Lý do: Theo quy định hiện nay", trong mọi trường hợp, đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan ở nước ngoài (dù có địa chỉ rõ rằng hay không) thì cơ quan THADS phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp để thông báo về thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp đã xác định được địa chỉ rõ ràng, chính xác của người được thông báo ở nước ngoài thì không cần thiết phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp mà việc thông báo vẫn đạt kết quả. Việc cắt bỏ thủ tục này sẽ giúp giảm thời gian và chỉ phí thi hành án theo yêu cầu của Đảng tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022.
(2) Thủ tục Chấp hành viên phải thực hiện tháo dỡ tài sản trên đất đã kê biên phát sinh sau khi có quyết định thi hành án nếu người có tài sản không tự nguyện tháo dỡ để trả lại tài sản thi hành án
* Lý do: Bảo đảm nguyên tắc mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực phải được tôn trọng và nghiêm chính thi hành. Sau khi tài sản là đất đã bị kê biên để thi hành án mà phát sinh các tài sản trên đó thì trách nhiệm thuộc về người phải thi hành án, người được giao bảo quản, người có tài sản nên Chấp hành viên không có trách nhiệm tháo dỡ những tài sản này. Việc cắt bỏ thủ tục trên sẽ giúp giảm thời gian, chi phí tổ chức thi hành án.
(3) 03 thủ tục thông báo sau: Thông báo cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án ở các lần bán đấu giá tiếp theo (chỉ thông báo một lần trước khi bán lần đầu, vẫn bảo đảm quyền ưu tiên mua của chủ sở hữu chung nhưng Chấp hành viên không có trách nhiệm ban hành thông báo thông báo cho đương sự được quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá và thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá.
* Lý do: Luật đã quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án”, khi hết thời hạn tự nguyện, người phải thi hành án có điều kiện mà không thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án. Trường hợp tài sản đã được đưa ra bán đấu giá, để bảo đảm quy trình tổ chức thi hành án không bị gián đoạn, tránh kéo dài thời gian, phát sinh chi phí. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng cho thấy các thủ tục trên thường không hiệu quả, thậm chí cản trở việc thi hành án nên cần phải lược bỏ.
(4) Thủ tục thông báo cho đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản trong trường hợp tài sản đưa ra bán đấu giá lần đầu nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
* Lý do: Luật hiện hành và dự thảo đều quy định cho phép đương sự thỏa thuận giá để đưa tài sản ra bán đấu giá lần đầu. Khi tài sản đã được đưa ra bán đấu giá, bảo đảm quy trình tổ chức thi hành án không bị gián đoạn, kéo dài, phát sinh chỉ phí, dự thảo Luật không quy định đương sự được thỏa thuận về mức giảm giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành.
(5) Thủ tục Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ, chuyển tài sản của người khác có trên đất bị kê biên, bán và tài sản phát sinh sau thời điểm có bản án ra khỏi quyền sử dụng đất phải giao cho người được thi hành án (nếu người được thi hành án đồng ý nhận tài sản), đồng thời với việc cắt bỏ thủ tục này thì Chấp hành viên cũng sẽ cắt bỏ được thủ tục xử lý các tài sản đó (như: định giá, bán và gửi tiết kiệm số tiền thu được, 05 năm sau thì sung quỹ nếu người có tài sản không đến nhận) theo Điều 113, Điều 117 Luật Thi hành án dân sự hiện hành.
* Lý do: Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nguyên tắc mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành; cơ quan THADS, Chấp hành viên phải thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; rút ngắn thời gian, tránh phát sinh chi phí khi phải thực hiện các thủ tục này.
(6) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và ấn định thời hạn thực hiện trước. khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 118 Luật Thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện hành vi.
* Lý do: Nhằm phù hợp với quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự về tội không chấp hành án”. Đồng thời, tránh trường hợp cùng một hành vi trong một điều luật vừa bị áp dụng biện pháp cưỡng chế vừa bị xử phạt vi phạm hành chính và mục đích của hai loại quyết định này đều là buộc người phải thi hành án chấp hành án.
(7) 02 thủ tục trong quá trình tổ chức thi hành các Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: (i) Thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm để thi hành các quyết định khẩn cấp tạm thời về cấm chuyển dịch tài sản, phong tỏa tài khoản và thay bằng thủ tục thông báo cho các bên về quyết định đó; (ii) Thủ tục kê biên, xử lý tài sản để thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời về cho thu hoạch (vì chuyển lên áp dụng biện pháp buộc thực hiện hành vi), từ đó cắt giảm được thời gian như sau:
* Lý do: Bảo đảm nhanh, gọn về thủ tục, thể hiện đúng bản chất thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thi hành án.
Trên đây là nội dung Dự kiến 11 thủ tục về thi hành án dân sự được lược bỏ theo Tờ trình 62/TTr-BTP ngày 13/5/2025.
Lê Quang Nhật Minh