Vẫn 2 Bộ cùng "quản" giáo dục nghề nghiệp

07/05/2015 15:57 PM

Chính phủ đã quyết định vẫn giao cho 2 Bộ (Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng quản lý về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở trung ương như quy định hiện hành.

Ảnh minh họa

Nghị quyết Chính phủ phiên họp thường kỳ tháng 4 đã nêu rõ việc phân công cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

Chính phủ giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đồng thời, chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Với Nghị quyết rõ ràng nêu trên sẽ tránh được sự chồng chéo giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục vào Đào tạo. Trước đó, hai bộ này đã cùng lấy ý kiến đóp góp cho hai dự thảo thông tư có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng gần như tương đồng nhau.  

Trước đó, hai Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng lấy ý kiến đóng góp cho hai dự thảo thông tư có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng không khác nhau là mấy.

Cụ thể, ngày 10/2, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo thông tư thứ nhất có tên “Quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên, thay đổi địa điểm đào tạo đối với trường cao đẳng (CĐ), trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.

Ngay sau đó, ngày 17/3, Bộ Giáo dục vào Đào tạo cũng đưa lên mạng lấy ý kiến cho dự thảo thông tư thứ hai có tên “Quy định điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể trường CĐ”.

Trong dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục vào Đào tạo quy định thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường CĐ thuộc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, còn theo dự thảo thông tư Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì thẩm quyền thì lại thuộc quyền Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Trước đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2015, nhưng trong nội dung của Luật lại chưa làm rõ cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Tại kỳ họp Quốc hội, vấn đề giao hệ thống giáo dục nghề nghiệp về Bộ nào quản lý là câu hỏi gây rất nhiều tranh cãi với các ý kiến trái chiều. Tỷ lệ bỏ phiếu của các đại biểu Quốc hội nhất trí giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý chiếm 34%, tỷ lệ nhất trí giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chiếm 29,4%. Có 28,6% đại biểu đồng ý giao Chính phủ phân công cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn và 8% số đại biểu có ý kiến khác. Với tỷ lệ đều dưới 50% nên việc giao bộ nào quản lý giáo dục nghề nghiệp đã không được quyết ngay tại kỳ họp Quốc hội.

Thuỳ Minh

Theo Báo điện tử VnMedia

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,857

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079