Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh dựa trên:
(1) Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
(2) Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường.
(3) Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
(4) Quan hệ cung, cầu lao động.
(5) Việc làm và thất nghiệp.
(6) năng suất lao động.
(7) Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
(Hiện hành, Điều 91 Bộ luật Lao động 2012 quy định mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh dựa trên nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động).
"Chúng ta có thể thấy, các tiêu chí dùng làm căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu đã cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều so với quy định cũ. Trong đó, đáng chú ý là tiêu chí ‘khả năng chi trả của doanh nghiệp’ – tiêu chí này thực sự quan trọng bởi theo quy định Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, nếu không căn cứ vào khả năng chi trả của doanh nghiệp trên thị trường thì có thể xảy ra việc doanh nghiệp thì không chi trả được do mức lương tối thiểu quá cao và NLĐ thì không có việc làm.” - Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Nguyễn