Giải đáp 33 vướng mắc về tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố

08/05/2024 09:23 AM

Cho tôi hỏi đã có hướng dẫn hay giải đáp vướng mắc liên quan đến việc tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố không? - Bích Đào (TPHCM)

Giải đáp 33 vướng mắc về tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố

Giải đáp 33 vướng mắc về tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 24/4/2024, Viện KSND tối cao (Vụ 2) và Văn phòng Cơ quan CSĐT - Bộ Công an (C01) ban hành Hướng dẫn 218/HDLN-VKSTC-BCA áp dụng quy định Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự trong quá trình phối hợp tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố và giải quyết các vụ án về trật tự xã hội.

Hướng dẫn 218/HDLN-VKSTC-BCA

Giải đáp 33 vướng mắc về tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố 

Theo đó, để nâng cao chất lượng công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và giải quyết các vụ án về trật tự xã hội, trên cơ sở quy định của pháp luật về hình sự và kết quả tổng kết thực tiễn, Liên ngành Văn phòng Cơ quan CSĐT - Bộ Công an (C01) và Viện KSND tối cao (Vụ 2) thống nhất giải đáp vướng mắc và hướng dẫn Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp áp dụng quy định BLTTHS, BLHS trong quá trình phối hợp tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố và quá trình điều tra các vụ án về trật tự xã hội, cụ thể như sau:

Câu 01. Kết quả khám nghiệm hiện trường, tài liệu, đồ vật và nội dung các biên bản ghi lời khai đã thu thập theo thủ tục hành chính, khi chuyển Cơ quan điều tra giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự có được sử dụng là chứng cứ hay không?

Trả lời: Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản ghi lời khai và tài liệu, đồ vật được thu thập, thu giữ trong quá trình giải quyết vụ việc hành chính do người có thẩm quyền lập theo đúng quy định của pháp luật được coi là nguồn chứng cứ khi người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến cơ quan điều tra để xác minh, giải quyết theo thủ tục hình sự. Khi xác minh, giải quyết nguồn tin hoặc điều tra vụ án hình sự, Cơ quan tiến hành tố tụng cần kiểm tra, xác minh, củng cố nguồn chứng cứ này theo trình tự thủ tục BLTTHS quy định.

Câu 02. Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cơ quan nào có trách nhiệm, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và Viện kiểm sát nào có thẩm quyền thụ lý kiểm sát việc giải quyết?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 BLTTHS, khoản 7 Điều 8 TTLT 01/2017: Đối với nguồn tin tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều địa bàn thì Cơ quan điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu. Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.

Căn 03. Trường hợp công dân gửi đơn tố giác đến cả CQĐT và Viện kiểm sát cùng cấp, nếu CQĐT đã thụ lý giải quyết tố giác đó thì Viện kiểm sát chuyển nguồn tin đến CQĐT hay lưu đơn vào vụ việc đang kiểm sát giải quyết?

Trả lời: Cân cử khoản 2 Điều 146 BLTTHS và khoản 3 Điều 8 TTLT 01/2017 nếu vụ việc đã được CQĐT cùng cấp thụ lý giải quyết thì Viện kiểm sát vẫn phải làm thủ tục chuyển nguồn tin đó đến CQĐT để nhập vào hồ sơ vụ việc đang giải quyết, không ra quyết định phân công, không thống kê thụ lý, giải quyết thêm.

Câu 04. Cơ quan có thẩm quyền tố tụng sau khi tiếp nhận, nghiên cứu kiểm tra nguồn tin tội phạm thấy chỉ là quan hệ vay mượn, tranh chấp dân sự thì có thể từ chối tiếp nhận, thụ lý không?

Trả lời: Cơ quan có thẩm quyền điều tra sau khi tiếp nhận, trong thời hạn phân loại đơn theo Điều 8 TTLT 01/2017 nếu có căn cứ rõ răng chỉ là quan hệ vay mượn, tranh chấp dân sự không có dấu hiệu tội phạm... thì Cơ quan có thẩm quyền điều tra không làm thủ tục thụ lý giải quyết tố giác tội phạm mà hướng dẫn người tố giác, báo tín hoặc chuyển đơn tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết

Câu 05. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 TTLT 01/2017 thì các biện pháp thực hiện và quy trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, trang tin điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình...) của Viện kiểm sát các cấp được thực hiện như thế nào?

Trữ lới: Khi tiếp nhận, Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ phải ghi chép vào Sổ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, ghi rõ nguồn, thời gian đăng tải thông tín và các nội dung khác... phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTHS, khoản 2 Điều 7 TTLT 01/2017Quy chế 111. Trường hợp tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì thực hiện theo cả khoản 2 Điều 5 Quyết định 565/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Câu 06. Trường hợp Điều tra viên chủ trì khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm từ thì trước khi CQĐT ra quyết định phân công Điều tra viên giải quyết nguồn tin về tội phạm thì thời hạn giải quyết nguồn tín tội phạm được tính từ khi nào?

Trả lời: Căn cứ vào khoản 1 Điều 147 BLTTHS và Điều 9 TTLT 01/2017 thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được tính "kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ",

không phụ thuộc vào thời điểm ra quyết định phân công Điều tra viên của CQĐT. Vì vậy để bảo đảm logic về mặt thời gian, bảo đảm tính khách quan, liền mạch của các hoạt động tố tụng thì đối với tổ giặc, tin báo mà Cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động cấp bách (khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi...) khi chưa ra văn bản quyết định phân công Điều tra viên thực hiện thì thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm tỉnh từ ngày Điều tra viên đó chủ trì khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Câu 07. Trong giai đoạn giải quyết nguồn tin tội phạm, Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ đề nghị phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Kiểm sát viên có đóng dấu bút lục hay không?

Trả lời: Khoản 5 Điều 88 BLTTHS, Điều 35 TTLT 04/2018 không quy định VKS đóng dấu bút lục đối với tài liệu Cơ quan điều tra chuyển đến đề nghị phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, để kiểm sát chặt chẽ các tài liệu chứng cứ xét phê chuẩn lệnh bắt người của Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên nên đóng dấu bút lục vào các tài liệu này để có cơ sở đối chiếu, bảo đảm việc xét phê chuẩn của Viện kiểm sát có căn cứ, đúng pháp luật. Đến nay nhiều địa phương liên ngành đã ban hành Quy chế phối hợp trong đó có quy định nội dung Viện kiểm sát đóng đầu bút lục khi kiểm sát việc tiếp nhận, xác minh tin báo tố giác, tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Câu 08. Trường hợp khách du lịch đến trình báo bị chiếm đoạt tài sản, Cơ quan điều tra đã xác minh phát hiện đối tượng gây án và thu giữ vật chứng. Nhưng chưa lấy được lời khai người trình báo do đã đi khỏi địa phương thì khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh giải quyết thế nào?

Trả lời: Thông thường khi cá nhân đến trình bảo thì CQĐT đã phải thu thập những thông tin cơ bản (tên, tuổi, số điện thoại,...). Trong trường hợp vì lý do nào đó mà chưa lấy được lời khai của người trình báo nhưng đã phát hiện đối tượng gây án và thu giữ vật chứng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải sử dụng các biện pháp kiểm tra, xác mình khác để giải quyết vụ án. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can nếu đủ căn cứ của pháp luật mà không nhất thiết phải chờ lấy được lời khai của người trình bảo. Chỉ tạm đình chỉ giải quyết tố giác nếu việc không liên lạc được với người tố giác dẫn đến một trong những căn cứ tạm đình chỉ tại khoản 1 Điều 148 BLTTHS.

Câu 09. Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác, sau đó tạm đình chỉ khí lý do tạm đình chỉ không còn thì Viện kiểm sát có được ra quyết định phục hồi không?

Trả lời: Điều 149 BLTTHS quy định khí lý do tạm đình chỉ không còn thì phải ra quyết định phục hồi để giải quyết. Nếu nguồn tin tội phạm do Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết đã ra quyết định tạm đình chỉ thì Viện kiểm sát phải m quyết định phục bồi để tiếp tục giải quyết. Đây là nội dung thiểu sốt của BLTTHS, các cơ quan có thẩm quyền đã ghi nhận để đề xuất bổ sung quy định về nội dung này.

Câu 10. Bị hại cư trú ở tỉnh A đi làm thuê tại tỉnh B, bị đối tượng cư trú ở tỉnh C cùng đồng phạm từ nước ngoài gọi điện thoại rủ rê, lừa bán sang Trung Quốc, Sau khi trốn thoát bị hại đã đến Đồn Biên phòng tỉnh A tổ cáo. Vậy, thẩm quyền giải quyết tố giác thuộc cơ quan tố tụng nào?

Trả lời: Trường hợp này, do đối tượng dùng điện thoại rủ rê, lửa hán sang Trung quốc nên không xác định được cụ thể nơi đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, căn cứ khoản 4 Điều 163 BLTTHS, Bộ đội Biên Phòng tỉnh A là nơi tiếp nhận tố giác thì tình A được xác định là nơi phát hiện tội phạm. Mặt khác do có người phạm tội đang ở nước ngoài nên thẩm quyền điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh A

Câu 11: Có phải các vụ án, vụ việc có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh hay không?

Trả lời: Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 268, điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS thì khái niệm “có yếu tố nước ngoài" không đồng nhất với khái niệm "ở nước ngoài". Căn cứ theo vị trí địa lý, nếu bị cáo, bị hại, đương sự hoặc tài sản có liên quan đến vụ án đang "ở nước ngoài" tại thời điểm giải quyết vụ án thì mới thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp tỉnh. Cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu vận dụng việc xác định yếu tố "ở nước ngoài" theo điểm 9 Phần 1 Công văn 196/TANDTC ngày 03/8/2023 của Tòa án nhân dân tối cao,

Câu 12: Trong quá trình giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, khi tiến hành thu giữ và niêm phong đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử của người liên quan đến vụ việc, những người này đã chứng kiến và ký vào biên bản niêm phong. Vậy khi mở niêm phong đối với vật chứng đó có cần họ có mặt không?

Trả lời: Để giải quyết trường hợp này, Cơ quan tiến hành tố tụng cần vận dụng thực hiện theo Điều 7 và Điều 11 Nghị định 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Câu 13: Quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm CQĐT tiếp nhận, thụ lý nhiều nguồn tin liên quan đến tội phạm công nghệ cao có cũng phương thức thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị hại. Vì vậy có thể khởi tố 01 vụ án hình sự và nhập toàn bộ các nguồn tin tội phạm vào trong vụ án đã khởi tố hay không?

Trả lời: Đối với các nguồn tin liên quan đến tội phạm công nghệ cao có cũng phương thức, thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không thuộc một trong các căn cứ nhập vụ án quy định tại Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 9 TTLT 04/2018 để khởi tố trong cùng 01 vụ án hình sự (ví dụ: không cũng một đối tượng thực hiện) thì CQĐT khởi tố riêng từng vụ án để tiến hành điều tra.

Câu 14. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ có được thực hiện các hoạt động điều tra, xác mình hay không?

Trả lời: Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ, CQĐT chỉ thực hiện các biện pháp như: Ban hành văn bản đôn đốc cơ quan, tổ chức giám định, Hội đồng định giá tài sản sớm có kết luận, đề nghị VKSND tối cao cũ Công hàm đôn đốc cơ quan chức năng của nước ngoài trả lời yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam. 

Trường hợp phát sinh các tình huống mà chưa kịp phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như: nhân chứng, bị hại, người bị tố giác, người liên quan chủ động đến CQĐT cung cấp thông tin, giao nộp tài liệu, đồ vật mà xét thấy cần phải ghi lời khai, thu giữ ngay, thu thập tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định nếu không thực hiện ngay việc thu giữ sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy; thu thập các tài liệu bổ sung theo yêu cầu của tổ chức giám định vv... thì vẫn tiến hành các hoạt động trên để có căn cứ giải quyết tiếp theo. Sau khi phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm, CQĐT phải tổ chức xác mình để đánh giá giá trị chứng minh của những đồ vật, tài liệu, thông tin đã thu thập được theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 15. Khoản 5 Điều 88 BLTTHS chỉ quy định việc đóng dấu kiểm sát đối với các tài liệu, chứng cứ sau khi khởi tố vụ án hình sự. Vậy làm thế nào để kiểm sát đối với các tài liệu, chúng cử thu thập được trong giai đoạn tố giác, tin báo?

Trả lời: Bộ luật TTHS không quy định việc phải đóng dấu kiểm sát đối với các tài liệu khi chưa khởi tố vụ án. Do đó, để kiểm sát đổi với việc kiểm tra, xác minh nguồn tin, thu thập tài liệu, chứng cứ trong hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của CQĐT, VKS phải tăng cường trực tiếp kiểm sát, bảo đảm kiểm sát chặt chẽ hoạt động kiểm tra, xác mình, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại TTLT 01/2017, TTLT 04/2018Quy chế 111. Ngoài ra cần tăng cường ký quy chế phối hợp liên ngành để thực hiện việc đông đầu bút lục của Viện kiểm sát trong giai đoạn này

Câu 16. Trường hợp bị hại chết, người đại diện bị hại không hợp tác trong việc giải phẫu từ thì nên không xác định được nguyên nhân chết thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải xác định nguyên nhân chết theo khoản 3 Điều 206 BLTTHS. Trường hợp chỉ cần khám ngoài hoặc giám định qua hồ sơ xác định được nguyên nhân chết thì phải tiến hành khám ngoài, chụp ảnh dấu vết, thu thập chứng cứ khác hoặc hồ sơ để phục vụ giám định, ghi rõ lý do không giải phẫu tử thì vào biên bản khám nghiệm.

Trường hợp khám ngoài hoặc giảm định qua hồ sơ không bảo đảm xác định được nguyên nhân chết thủ phải giải phẫu tử thi để không bỏ lọt tội phạm. Người đại diện của bị hại được quyền yêu cầu giải quyết phần dân sự theo quy định pháp luật. Trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý thì vận động, giải thích, thuyết phục, nếu tiếp tục cản trở, chống đối thủ tủy mức độ xem xét xử lý theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính 2022 hoặc khoản 10 Điều 466 BLTTHS.

Câu 17. Trường hợp bị hại từ chối giám định thương tích thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Nếu bị hại từ chối giám định thương tích mà không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì thực hiện dẫn giải bị hại đi giám định theo quy định của pháp luật. Để chủ động giải quyết trong các trường hợp này, CQĐT cần phối hợp với tổ chức giám định thực hiện giám định thương tích của bị hại trong thời gian sớm nhất đồng thời tích cực ký quy chế phối hợp với cơ sở y tế để giám định qua hồ sơ trong những trường hợp việc yêu cầu bị hại trực tiếp đi giám định gặp khó khăn.

Câu 18. Viện kiểm sát cấp huyện có quyền kiểm sát trực tiếp đối với Công an cấp xã về công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm không?

Trả lời: Hiện tại Công an cấp xã đã được bố trí Điều tra viên thuộc biên chế của Cơ quan CSĐT - Công an cấp huyện, khi Điều tra viên đã được thủ trưởng Cơ quan CSĐT - Công an huyện phân công tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát trực tiếp theo đúng quy định của BLTTHS hiện hành

Câu 19. Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an có được khám nghiệm hiện trường khi tiếp nhận nguồn tin tội phạm không?

Trả lời: Theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 8 TTLT 01/2017, điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 129 thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an, Trạm công an không được khám nghiệm hiện trường. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm hoặc cần tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét hoặc trưng cầu giám định ngay thì phải bảo ngay Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật

Câu 20. Quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính, Công an xã đã ra Quyết định phạt hành chính đối tượng vi phạm. Nhưng sau đó phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Trường hợp Công an xã đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện thủ tục báo cáo và ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định tại TTLT 01/2021 và quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Câu 21. Xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 51 BLHS: “Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra" như thế nào?

Trả lời: Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra" được hiểu là trường hợp thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng bị hạn chế khả năng nhận thức, tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hạn chế khả năng nhận thức là do yếu tố khách quan tác động, không phải do bản thân người phạm tội gây ra. Ví dụ: người phạm tội bị cưỡng ép, lừa gạt để sử dụng chất kích thích mạnh dẫn đến bị hạn chế khả năng nhận thức...

Câu 22. Trong vụ án “Giết người" áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người" nhưng chưa có hậu quả chết người xảy ra thì xác định bị hại như thế nào?

Trả lời: Căn cứ khoản 1 Điều 62 BLTTHS "Bị hại là cả nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tỉnh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra". Vì vậy nếu hậu quả chết người chìm xảy ra thì bị hại là tất cả những người đã bị hành vì phạm tội gây thiệt hại thực tế về sức khỏe, tinh thần, tài sản, những người mà người phạm tội mong muốn xâm hại mà hành vi xâm hại có khả năng thực tế gây ra thiệt hại cho người đó. Nếu chưa xảy ra hậu quả chết người thì thuộc trường hợp "phạm tội chưa đạt" theo quy định tại Điều 15 BLHS.

Câu 23. Hỏi: Đối với tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 125 BLHS có bắt buộc hậu quả chết người xảy ra không?

Trả lời: Hậu quả trong cấu thành tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 BLHS là hậu quả chết người, tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ hoàn thành khỉ có hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, nếu người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng (hậu quả chết người không xảy ra) vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (như được cứu chữa hoặc người khác phát hiện, ngăn chặn kịp thời,...) thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong trường hợp phạm tội chưa đạt (Điều 15 BLHS).

Câu 24. Trong vụ án cố ý gây thương tích với tình tiết định khung phạm tội "02 lần trở lên" thì phải hiểu hai lần trở lên đối với cùng một bị hại hay là hai bị hại khác nhau.

Trả lời: Áp dụng tình tiết định khung "phạm tội 02 lần trở lên" trong vụ án “Cố ý gây thương tích" khi người phạm tội có ít nhất 02 lần thực hiện hành vi gây thương tích ở hai thời điểm khác nhau mà mỗi lần đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các lần cấu thành tội phạm có thể đối với cũng 01 bị hại hoặc với các bị hại khác nhau.

Câu 25. Việc xem xét quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi phạm tội “Trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong màu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định..." theo Điểm b Khoản 2 Điều 260 BLHS chưa có hướng dẫn cụ thể.

Trả lời: Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông khí trong máu, khi thở có nồng độ cồn. Do vậy, người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả được quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia sẽ phải chịu TNHS theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS.

Câu 26. Trường hợp 01 người sử dụng giấy tờ có giá và quyền về tài sản (trái phiếu, cổ phiếu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký ở tô, xe máy....) để tham gia đánh bạc thì có truy cứu trách nhiệm hình sự được không?

Trả lời: Điều 321 BLHS quy định: "Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá. Do vậy, người sử dụng giấy tờ có giá và quyền về tài sản để đánh bạc thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc tính số tiền sử dụng đánh bạc phải căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các con bạc về việc quy đổi hoặc xác định giá trị của các loại giấy tờ này.

Trường hợp A sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đánh bạc bằng hình thức đánh xóc đĩa với B. Hai bên thỏa thuận nếu A thắng thì B phải trả cho A số tiền 500.000.000 đồng. Nếu B thẳng thì A mất quyền sử dụng đất. Số tiền sử dụng đánh bạc được tính là 1 tỷ đồng.

Nội dung này, VKSND tối cao có văn bản số 3769/VKSTC-V14 ngày 12/9/2023 gửi TAND tối cao, kiến nghị TAND tối cao hướng dẫn cách xác định số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc trong trường hợp: Người tham gia đánh bạc sử dụng giấy tờ có giá, các quyền tài sản để tham gia đánh bạc

Câu 27. Đối tượng A có hành vi trộm cắp chiếc xe mô tô mang đi bán được 70 triệu đồng, không thu hồi được chiếc xe mô tô, Hội đồng định giá theo các lời khai nhân chứng và người liên quan kèm theo hoá đơn mua bán chiếc xe mô tô đã kết luận: Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị 45 triệu đồng. Trường hợp này xác định tài sản bị chiếm đoạt là bao nhiêu để định khung và xác định trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 101 BLTTHS: "Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu". Vì vậy, phải căn cứ kết luận định giá xác định A đã chiếm đoạt tài sản trị giá 45 triệu để quy kết trách nhiệm hình sự, xác định khung hình phạt đối với A. Việc bồi thường cần xem xét toàn diện tài liệu liên quan đến yêu cầu của bị hại, giao dịch thực tế trên thị trường và các quy định khác của pháp luật dân sự để quyết định.

Câu 28. Đối tượng đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua trang Web trên mạng, sử dụng 01 tên (tài khoản) đăng nhập trong một đêm liên tục đánh nhiều trận bóng nhưng mỗi trận dưới 05 triệu đồng, cộng tổng số 40 trận thì số tiền đánh bạc là 105 triệu đồng. Trường hợp này có phạm tội đánh bạc không?

Trả lời: Việc xác định một lần đánh bạc được hiểu là từ lúc đối tượng sử dụng 01 tên đăng nhập vào trang Web cá độ bóng đá và tham gia một hoặc nhiều phiên cá độ khác nhau cho đến khi đối tượng đăng xuất ra khỏi trang Web. Khoảng thời gian từ khi đăng nhập truy cập đến khi đăng xuất được xác định là một lần đánh bạc để xem xét, xử lý về tội "Đánh bạc" theo quy định của BLHS.

Câu 29. Trường hợp đối tượng làm giả tài liệu trên các phương tiện điện từ và Cơ quan điều tra chỉ thu giữ hình ảnh dữ liệu điện tử bị chỉnh sửa (chưa in ra) thì có bị coi là tài liệu giả không?

Trả lời: Nếu cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi khách quan của tội phạm như chưa kịp in ra, chưa kịp gửi đi theo hình thức file ảnh để thực hiện hành vì theo động cơ, mục đích phạm tội, chứng minh được hình ảnh dữ liệu điện tử bị chính sửa (chưa in ra) là tài liệu, giấy tờ hoặc con dấu của cơ quan tổ chức bị làm giả thì có cơ sở để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 30. Đề nghị có hướng dẫn về thời hạn trả lời các yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng về định giá tài sản, yêu cầu cung cấp thông tin; trưng cầu giám định....

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 5, Điều 208, Điều 216 BLTTHS, Điều 26a Luật Giám định tư pháp và trong các mẫu mà Bộ công an, VKSND tối cao hướng dẫn thì tùy theo nội dung, tính chất, mức độ cần yêu cầu, trưng cầu, cơ quan tiến hành tố tụng xác định cụ thể thời hạn cung cấp, trà lời cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng thời hạn luật định.

Câu 31. Đề nghị hướng dẫn về “các trường hợp khác" theo quy định của pháp luật trong trường hợp giám định trên hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 22/2019 ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế.

Trả lời: Thông tư này do Bộ Y tế xây dựng, hiện Bộ Y tế chưa có văn bản chi tiết hướng dẫn chấp nhận giảm định qua hồ sơ đối với “các trường hợp khác là những trường hợp nào. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị giảm định qua hồ sơ trong trường hợp người cần giám định không thể đi lại, do đang điều trị bị hại từ chối giám định thương tích,

Câu 32. Trong quá trình giải quyết các vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 BLHS thì tình tiết "Thiệt hại về tài sản" có bao gồm các chi phí: tiền thuê cẩu, kéo, trục với phương tiện... không?

Trả lời: Quá trình điều tra vụ án, có các chi phí tiền thuê cấu, kéo, trục vớt phương tiện,... là những chi phí của hoạt động khắc phục hậu quả nên không tính là thiệt hại về tài sản trong vụ án mà chỉ xem xét trách nhiệm bồi thường dân sự.

Câu 33. Trong vụ án có nhiều bị can, Viện kiểm sát ban hành Cáo trạng truy tố nhưng không tống đạt được Cáo trạng cho 01 bị can tại ngoại (do bị can bỏ trốn). Trường hợp này xử lý như thế nào?

Trả lời: 

- Trường hợp còn thời hạn quyết định việc truy tố: yêu cầu CQĐT xác mình, nếu đúng là bị can bỏ trốn mà không biết bị can ở đâu thì phải yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã bị can theo quy định tại Điều 231 BLTTHS.

- Trường hợp hết thời hạn quyết định việc truy tố:

+ Phát hiện bị can bỏ trốn thì VKS yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án (việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 BLTTHS); xem xét việc ra Quyết định tạm đình chỉ và tách vụ án theo quy định tại Điều 247 và khoản 2 Điều 242 BLTTHS đổi với các bị can bỏ trốn, ban hành Cáo trạng mới để truy tố đối với các bị can khác không bỏ trốn.

- Trường hợp trước đó bị can trốn và đã truy nã bị can nhưng việc truy nã không có kết quả thì VKS xem xét việc có thể tiếp tục truy tố bị can theo Cáo trạng ban đầu vì luật không bắt buộc phải tạm đình chỉ vụ án trong trường hợp này. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 290 BLTTHS thì Tôn án có thể xét xử vắng mặt trong trường hợp bị cáo trốn và đã truy nã bị cáo nhưng việc truy nã không có kết quả

Xem thêm Hướng dẫn 218/HDLN-VKSTC-BCA ban hành ngày 24/4/2024.

Chia sẻ bài viết lên facebook 17,325

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079