Đề xuất tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm

18/05/2024 14:30 PM

Cho tôi hỏi có phải có đề xuất tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm đúng không? - Tường Vi (Quảng Nam)

Đề xuất tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm

Đề xuất tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm (Hình từ internet)

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến Dự thảo Luật Nhà giáo. Thông qua dự thảo lần này, vai trò của nhà giáo được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm.

Đề xuất tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm

Có thể thấy, nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao, là bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước, là lực lượng nòng cốt của ngành Giáo dục. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực; là nhân tố chủ đạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chính vì vậy, trong Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất đối với việc tuyển nhà giáo theo phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm. Điều này nhằm đánh giá được kỹ năng của nhà giáo tốt hơn về phẩm chất và năng lực chuẩn nhà giáo.

Đề xuất về thẩm quyền và phương thức tuyển dụng như sau:

- Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: do cơ sở giáo dục trực tiếp tuyển dụng nhà giáo theo nghị quyết của hội đồng trường hoặc hội đồng đại học ban hành.

- Đối với các cơ sở giáo dục công lập khác: do cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở đó chịu trách nhiệm tuyển dụng nhà giáo.

- Tuyển dụng nhà giáo được thực hiện thông qua phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm để đánh giá phẩm chất, năng lực theo chuẩn nhà giáo.

Ngoài ra, theo dự thảo Tờ trình dự án Luật Nhà giáo gửi Chính phủ, các chính sách về tiền lương, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo được quy định tại Dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 29-NQ/TW “tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ”.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Nhà giáo quy định rõ, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục tự chủ không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục chưa tự chủ và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù.

Đồng thời, Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy trẻ khuyết tật, nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số, nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật...

Xem thêm nội dung tại Dự thảo Luật Nhà giáo.

Nguyễn Hữu Hiệp

Chia sẻ bài viết lên facebook 579

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079