Đáp án đề thi vào lớp 10 tại Sơn La năm học 2024-2025 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Dưới đây là đề thi kèm đáp án tham khảo các môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 tại Sơn La:
Đề thi:
Đáp án tham khảo:
Trắc nghiệm
1B |
2C |
3D |
4C |
5A |
6D |
7B |
8C |
9D |
10A |
Tự luận:
Đề thi:
Đáp án tham khảo:
I. ĐỌC HIỂU Câu 1. The thơ: tự do Câu 2. Hình ảnh đại bàng con được miêu tả qua: ngượng ngùng, nhảy bay loạng choạng Câu 3. Các câu thơ có thể hiểu: những điều mới mẻ, những bí mật vô cùng hấp dẫn mà đại bàng không được biết đến để tìm hiểu, khám phá. Cuộc sống tù túng đã làm hạn chế sự khám phá, tìm hiểu của đại bàng con. Câu 4. Câu thơ gợi cho em thông điệp: mạnh dạn tự thử thách để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân. II. LÀM VĂN Câu 1. Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa khát vọng trong đời sống. 1. Nêu vấn đề: ý nghĩa những khát vọng trong đời sống con người. 2. Giải thích vấn đề - Khát vọng là những mong muốn lớn lao, tốt đẹp của mỗi con người, nó mang một sức thôi thúc mạnh mẽ mà khiến họ cần phải hành động để đạt được khát vọng của bản thân. - Mỗi con người sẽ có những khát vọng riêng trong cuộc sống của mình. Khát vọng là động lực để con người phát triển và vươn tới thành công. 3. Phân tích, bàn luận vấn đề: - Vai trò của khát vọng với con người: - Khát vọng khác với tham vọng. Cần phải tỉnh táo để không biến những khát vọng của mình thành những tham vọng. - Phê phán những người sống không có khát vọng, sống như những cỗ máy. - Liên hệ bản thân: Em đã phải là người sống có khát vọng chưa? Hãy chia sẻ về những khát vọng của mình? 4. Tổng kết vấn đề. Câu 2. * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Yêu cầu về nội dung: Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây: 1. Mở bài: - Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Tác giả tham gia thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70. - Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế. - Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. - Đoạn trích nói về khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định cùng hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn. Khung cảnh đó đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dọc bởi lòng quả cảm, không sợ hy sinh. 2. Phân tích. - Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, nguyện dâng hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước. - Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hy sinh. Tâm lý Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. - Lúc đến gần quả bom: - Lúc đặt mìn, phá bom: - Lúc chờ bom nổ và cảnh bom nổ: - Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lý khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lý Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính... 3. Tổng kết Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính... thì nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu. |
Đề thi:
Đáp án tham khảo:
1B |
2C |
3A |
4D |
5C |
6D |
7B |
8A |
9B |
10A |
11A |
12C |
13C |
14C |
15B |
16D |
17D |
18C |
19B |
20D |
21D |
22B |
23D |
24B |
25B |
26D |
27C |
28B |
29C |
30D |
31C |
32A |
33D |
34C |
35A |
36A |
37B |
38D |
39A |
40A |
41B |
42C |
43B |
44A |
45A |
46A |
47B |
48C |
49D |
50D |
Cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT), Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm:
* Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
* Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
* Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.