Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Ninh Bình

02/06/2024 20:34 PM

Bài viết này cung cấp các gợi ý và hướng dẫn chi tiết cho đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Ninh Bình.

Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Ninh Bình

Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Ninh Bình (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Ninh Bình

Dưới đây là đề thi kèm đáp án tham khảo các môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 tại Ninh Bình:

1. Môn Toán

Đề thi:

 

Đáp án tham khảo:

2. Môn Ngữ văn

Đề thi:

 

Đáp án tham khảo:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2.

Theo đoạn trích, thái độ tiếp nhận khác nhau đối với những khó khăn của cuộc sống giữa người thành công và người thất bại là:

+ Người thất bại thường né tránh, hoặc cam chịu trở ngại

+ Còn người thành công luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi phải chịu đựng khổ ải bởi họ tin rằng họ sẽ vượt qua

Câu 3.

Quan niệm mỗi trở ngại cũng chính là một cơ hội là quan niệm đúng đắn:

- Trở ngại: Được hiểu là những khó khăn, thử thách gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên ẩn sau mỗi khó khăn đó lại chứa đựng những cơ hội nếu biết cách vượt qua.

- Ấn trong mỗi trở ngại là cơ hội khám phá bản thân, khám phá những tiềm năng mà nếu không có trở ngại chưa chắc con người đã phát hiện ra.

- Mỗi lần vượt qua mọi khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống

Câu 4.

Thông điệp có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc đoạn văn bản trên: “Thay vì để khó khăn đánh bại, chúng ta

hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình”:

+ Thay vì than vãn và trốn tránh, chúng ta nên đối mặt với khó khăn để tôi luyện bản thân trở nên vững vàng hơn trên đường đời

+ Khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữa, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được tầm quan trọng của những thử thách trong cuộc sống mỗi người. Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách.

Ta có: ...

Câu 2.

1. Giới thiệu chung

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình. - Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

- Tác phẩm là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó... Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tỉnh phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

2. Phân tích

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con

- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước

nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng

- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghĩa”.

- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.

- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.

c. Nghệ thuật

- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông – bác Ba, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên vừa khách quan vừa chân thành, giàu tình cảm.

- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

3. Kết bài: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

3. Môn tiếng Anh (Mã đề 243)

Đề thi:

 

Đáp án tham khảo:

1C

2D

3C

4C

5C

6D

7D

8C

9A

10B

11D

12C

13D

14A

15C

16A

17B

18D

19D

20A

21C

22B

23A

24A

25C

26A

27C

28A

29D

30B

31A

32B

33B

34A

35D

36A

37A

38C

39B

40C

41A

42D

43C

44B

45A

46D

47B

48B

49D

50B

Những học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Ninh Bình

Theo Quyết định 866/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình ngày 07/12/2023, chỉ tuyển thẳng vào các trường THPT công lập trừ THPT chuyên Lương Văn Tụy (sau đây gọi tắt là trường THPT đại trà) các đối tượng sau:

- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học sinh là người dân tộc rất ít người;

- Học sinh khuyết tật;

- Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Riêng đối với trường THPT Dân tộc nội trú thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/02/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 12,795

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079