Đề xuất quy định về công chứng điện tử (Hình từ Internet)
Theo Điều 59 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), quy định công chứng điện tử cụ thể như sau:
- Công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử, tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
+ Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Luật Công chứng (sửa đổi).
- Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công chứng điện tử trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định về phạm vi các giao dịch được công chứng điện tử.
- Công chứng viên cung cấp dịch vụ công chứng điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đã đăng ký tài khoản tại cơ sở dữ liệu công chứng;
+ Đã đăng ký chữ ký số và dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Tổ chức hành nghề công chứng cung cấp dịch vụ công chứng điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đã đăng ký tài khoản tại cơ sở dữ liệu công chứng;
+ Đã đăng ký chữ ký số và dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
+ Có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công chứng điện tử.
Căn cứ pháp lý: Điều 60 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
- Văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử do công chứng viên tạo lập theo quy định tại mục (1) .
- Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực từ thời điểm được ký bằng chữ ký số công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
- Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), có nội dung như sau:
+ Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch có thỏa thuận khác.
+ Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Căn cứ pháp lý: Điều 61 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
- Thủ tục công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến.
+ Công chứng điện tử trực tiếp là việc người yêu cầu công chứng giao kết giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng xác nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử.
+ Công chứng điện tử trực tuyến là việc người yêu cầu công chứng giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến của công chứng viên; công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận giao dịch bằng chữ ký số để tạo ra văn bản công chứng điện tử.
- Thủ tục công chứng điện tử thực hiện theo quy định tại mục 1, mục 2 của Chương V Luật Công chứng (sửa đổi).
Căn cứ pháp lý: Điều 62 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
Nguyễn Kim Thúy Vi