Mức xử phạt hành chính khi khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (Hình từ Internet)
Điều 8 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt với hành vi khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
(1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES.
Phạt tiền đối với hành vi khai thác trái phép loài thủy sản (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) theo các mức phạt sau:
Khối lượng |
(2) Không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES |
(3) Thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES |
Dưới 05 kg |
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Từ 05 kg đến dưới 10 kg |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Từ 10 kg đến dưới 20 kg |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Từ 20 kg đến dưới 30 kg |
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Từ 30 kg đến dưới 40 kg |
Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
Từ 40 kg đến dưới 50 kg |
Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
Từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
Từ 50 kg đến dưới 60 kg |
Từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
Từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng |
Từ 60 kg đến dưới 70 kg |
Từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng |
Từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Từ 70 kg đến dưới 80 kg |
Từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng |
Từ 80 kg đến dưới 100 kg |
Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng |
Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng |
Từ 100 kg trở lên |
Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng |
Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP (thay thế Phụ lục II kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 19/05/2024.
(4) Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
(5) Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (2) và (3);
- Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (2) và (3).
(6) Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (2) và (3);
- Buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (4).
Khái niệm loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được hiểu theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Thủy sản 2017: “Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.”
Căn cứ Điều 7 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được xác định như sau:
- Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
- Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.(*)
+ Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
- Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Đáp ứng tiêu chí được quy định tại mục (*) nêu trên.
+ Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Trần Trọng Tín