Câu hỏi kèm đáp án vòng 1 Cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)
>> Xem thêm: Hướng dẫn viết bài dự thi Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2024
Ngày 05/9/2024, Ban tổ chức Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" ban hành Quyết định 225/QĐ-BTCATGT về việc ban hành thể lệ Cuộc thi trắc nghiệm "Vì An toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 trên internet.
Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo vòng 1 Cuộc thi trắc nghiệm Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2024:
Câu 1: Theo bạn người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không? A. - Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể. B. - Không được mang, vác. C. - Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn. D. - Được mang vác vật cồng kềnh. Câu 2: Theo bạn khi điều khiển xe trên đường cao tốc những việc nào không cho phép? A. - Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường. B. - Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường. C. - Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. D. - Dừng xe, đỗ xe ở nơi không đúng quy định. Câu 3: Trên một con dốc hẹp anh Tuấn điều khiển xe đạp điện đi xuống dốc gặp chị Hương đi xe máy đi lên dốc thì anh Tuấn phải xử lí như thế nào ? A. Anh Tuấn phải nhường đường cho chị Hương vì theo Luật Giao thông đường bộ thì xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc. B. Chị Hương phải nhường đường cho anh Tuấn vì theo Luật Giao thông đường bộ xe máy phải nhường đường cho xe đạp. C. Cả hai cứ đi bình thường. Câu 4: Theo bạn hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không? A. - Không bị nghiêm cấm. B. - Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể. C. - Bị nghiêm cấm D. - Không bị nghiêm cấm nếu có lý do cụ thể. Câu 5: Trong trường hợp khẩn cấp, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện có được phép kéo, đẩy xe khác, vật khác không? A. Có B. Không được phép Câu 6: Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông phải tuân thủ quy định nào dưới đây? A. Phải đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy và cài quai đúng quy cách. B. Không cần đội mũ bảo hiểm. C. Phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn dành cho người đi mô tô, xe máy khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ. D. Chỉ cần đội mũ thời trang là được. Câu 7: Hành vi điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ… đến…? A. Xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng và sẽ bị tịch thu phương tiện nếu tái phạm nhiều lần. B. Xử phạt từ 200.000 đến 250.000 đồng và sẽ bị giam giữ phương tiện nếu tái phạm nhiều lần. C. Xử phạt từ 50.000 đến 100.000 đồng và sẽ bị giam giữ phương tiện nếu tái phạm nhiều lần. D. Xử phạt từ 30.000 đến 50.000 đồng và sẽ bị giam giữ phương tiện nếu tái phạm nhiều lần. Câu 8: Hành vi đi xe đạp điện lên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ… đến… ? A. Từ 100.000 đến 200.000 đồng. B. Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng. C. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Câu 9: Khi đi xe đạp điện, trên đường ở những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường, bạn phải xử lý như thế nào là đúng Luật giao thông đường bộ? A. Phải giảm tốc độ B. Nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường an toàn C. Tất cả các phương án dưới đây Câu 10: Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, để đảm bảo an toàn, người lái xe cần bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ có đúng hay không? A. Không đúng B. Đúng Câu 11: Theo em, tình trạng taxi tụ tập trước cổng bệnh viện như hình trên để bắt khách có thể gây ra nguy hiểm gì? A. Gây nguy hiểm cho khách khi lên xuống xe B. Gây cản trở các phương tiện giao thông lưu thông trên đường C. Cả A và B D. Không gây nguy hiểm gì Câu 12: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào?
A. Biển 1 B. Biển 2 C. Biển 3 Câu 13: Theo em, tư thế ngồi điều khiển xe máy như hình trên là đúng hay sai?
A. Sai, vì khoảng cách giữa tay lái và người điều khiển quá gần, khiến tay bị vướng khi vào cua B. Đúng, vì nắm được tay lái chắc hơn, dễ điều khiển C. Đúng, vì chân ghì vào đầu xe để có điểm tựa D. Cả B và C Câu 14: Theo em, vì sao đã có bảng cấm "Để xe đạp, xe máy đúng nơi quy định" nhưng người trong hình vẫn cố tình vi phạm?
A. Vì không hiểu biết và tuân thủ Luật giao thông đường bộ B. Vì thiếu ý thức tôn trọng người và phương tiện khác tham gia giao thông C. Vì không tự giác chấp hành đúng quy định của pháp luật D. Cả 3 đáp án trên Câu 15: Theo em, có nên hành động như người trong hình trên không?
A. Không nên, vì như thế gây nguy hiểm cho chính mình và người tham gia giao thông khác B. Không nên, vì chở hàng cồng kềnh là vi phạm Luật giao thông đường bộ C. Nên, vì sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển D. Cả A và B Câu 16: Theo em, có nên đứng trên xe để lái xe không?
A. Không nên vì khi đứng lên xe, trọng lực bị đẩy lên cao khiến xe mất thăng bằng. B. Không nên, vì tư thế này rất khó điều khiển xe, chỉ cần một cú phanh gấp có thể khiến người lái lộn nhào về phía trước. C. Cả A và B D. Nên, vì đây là một tư thế khó, không phải ai cũng lái được. Câu 17: Theo em, tư thế lái xe như hình trên là đúng hay sai?
A. Sai, vì ngồi quá xa tay lái sẽ khiến gặp khó khăn khi vào cua gấp. B. Đúng, vì như vậy khiến người lái có tác phong thể thao hơn. C. Đúng, vì như vậy khiến người lái duỗi chân thoải mái hơn D. Cả B và C Câu 18: Biển nào báo hiệu đường hai chiều ?
A. Biển 1 B. Biển 2 C. Biển 3 D. Biển 2 và 3 Câu 19: Theo em, hành động như những người trong hình trên đúng hay sai?
A. Đúng, vì như vậy là tuân thủ Luật giao thông đường bộ, dừng khi có đèn đỏ B. Sai, vì những người này tràn sang cả làn đường đối diện C. Sai vì chưa cách rào chắn một khoảng cách an toàn như Luật giao thông quy định D. Cả B và C Câu 20: Biển nào báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp ?
A. Biển 1 B. Biển 2 C. Biển 3 D. Biển 1 và 2. |
- Về kiến thức: Quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; kiến thức cơ bản về an toàn giao thông; một số hiểu biết về công trình giao thông, phương tiện tham gia giao thông.
- Về kỹ năng: Tham gia giao thông an toàn; xử lý tình huống giao thông; điều khiển phương tiện giao thông; khắc phục hậu quả và giải quyết tai nạn giao thông.
- Về thái độ: Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; chấp hành luật và tuyên truyền về pháp luật giao thông.
(1) Đối tượng:
Học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(2) Đăng ký tham gia:
- Thí sinh đăng ký thành viên trên trang web http://giaothonghanoi.kinhtedothi.vn (xem phần hướng dẫn đăng ký).
- Thí sinh tham gia dự thi cần đăng ký đúng, đủ các thông tin gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh; thông tin về địa chỉ lớp, trường, quận/huyện; số căn cước công dân, số điện thoại (nếu có)
- Trong trường hợp chưa có tên trường, mã trường trong hệ thống thì báo về địa chỉ: giaothonghanoi.kinhtedothi@gmail.com.
- Thí sinh tự do, đăng ký đầy đủ họ tên, số căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ nơi đăng ký thường trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác.
- Khi đã đăng ký thành viên, thí sinh vào trang web và đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu đã đăng kí. Sau khi đăng nhập thành công thí sinh chọn “Vào thi/Thi tự do” để tham gia các vòng thi tự luyện và chọn “Thi chính thức” để tham gia thi chính thức.
- Tên truy cập của thí sinh không được vi phạm các quy định về đặt tên của trang web http://giaothonghanoi.kinhtedothi.vn. Thí sinh phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản của mình (khi bị mất hoặc quên sẽ không được hỗ trợ tìm lại).
- Khi trúng giải, thí sinh điền đúng, đủ thông tin vào mẫu tờ khai do Ban Tổ chức cung cấp có xác nhận của nhà trường để làm căn cứ trao giải; các thí sinh khác phải có xác nhận của địa phương cư trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác.
- Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)