Cục Thuế hướng dẫn về xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khi tính thuế TNDN

05/04/2025 15:32 PM

Cục Thuế đã có văn bản giải đáp về việc xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cục Thuế hướng dẫn về xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khi tính thuế TNDN

Cục Thuế hướng dẫn về xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khi tính thuế TNDN (Hình từ Internet)

Ngày 04/4/2025, Cục Thuế ban hành Công văn 469/CT-CS ngày 04/4/2025 về việc chính sách thuế. 

Công văn 469/CT-CS

Cục Thuế hướng dẫn về xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khi tính thuế TNDN

Cục Thuế nhận được Công văn 15102024CV/VQ ngày 15/10/2024 về đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế. Theo đó, Cục Thuế có ý kiến như sau: 

* Quy định về chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư 

Tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định: 

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chỉ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

a) Khoản chỉ thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

b) Khoản chỉ có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: 

2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.” 

- Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng quy định: 

“Điều 5. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư 

2. Các khoản đầu tư khác: 

a) Đối tượng: là các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước, không phải các khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có cơ sở cho thấy có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp." 

Về nguyên tắc, khoản chi trích lập dự phòng thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC, các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước, không phải các khoản đầu tư chứng khoán thuộc đối tượng áp dụng quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư. Căn cứ quy định tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Do đó, khoản vốn Công ty cấp cho Chi nhánh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC, không được trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư. 

* Quy định về chuyển lỗ 

- Tại Điều 7 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định: 

“Điều 7. Xác định lỗ và chuyển lỗ 

1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm (-) về thu nhập tỉnh thuê chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang được xác định theo công thức quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này. 

2. Doanh nghiệp có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. 

3. Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) sau khi đã thực hiện bù trừ với thu nhập chịu thuế của hoạt động này hoặc bù lỗ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đỏ, thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quả 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ." 

"Điều 20. Hiệu lực thi hành

3. Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (kế cả tiền phạt nếu có), đồng thời được kế thừa các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (kể cả các khoản lỗ chưa được kết chuyển) của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, điều kiện chuyển lỗ theo quy định của pháp luật.”

- Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định: 

"Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ 

3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất. chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất. chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyên vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quả 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ." 

Như vậy, văn bản pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định chuyển lỗ trong trường hợp doanh nghiệp (chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất), không có quy định chuyển lỗ trong trường hợp giải thể chi nhánh hạch toán độc lập vào thu nhập chịu thuế của Công ty.

* Về khoản tiền cấp vốn của Công ty cho Chi nhánh hoạt động 

Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp tự quyết định việc ghi nhận vốn kinh doanh mà doanh nghiệp cấp cho đơn vị phụ thuộc là nợ phải trả (TK 336 - Phải trả nội bộ) hoặc vốn chủ sở hữu (TK 411 - Vốn chủ sở hữu) và việc hạch toán trong từng trường hợp đã được hướng dẫn tại Điều 55 và Điều 67 Thông tư 200/2014/TT-BTC

Tại Điều 4 và Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về xác định thu nhập tính thuế và quy định về 23 khoản thu nhập khác. 

Xem thêm tại Công văn 469/CT-CS ban hành ngày 04/4/2025.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 7

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079