Sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 (sau đây gọi tắt là dự thảo Luật sửa đổi).
![]() |
dự thảo Luật sửa đổi |
Tại dự thảo Luật sửa đổi đề xuất sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Viện kiểm sát nhân dân khu vực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi thẩm quyền theo khu vực được phân công phụ trách.
Hiện hành, tại Điều 41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như sau: - Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. - Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. - Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình. |
Như vậy, tại dự thảo Luật sửa đổi đề xuất Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bỏ Viện kiểm sát cấp huyện),
Theo đó, tại dự thảo cũng đề xuất bổ sung Viện kiểm sát nhân dân khu vực (thay Viện kiểm sát cấp huyện) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi thẩm quyền theo khu vực được phân công phụ trách. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân khu vực gồm có: Văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận nghiệp vụ công tác và bộ máy bộ phận giúp việc.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khu vực có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Xem thêm Bỏ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (đề xuất).
Cụ thể tại Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về các công tác của Viện kiểm sát nhân dân gồm:
(1) Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
- Điều tra một số loại tội phạm;
- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
(2) Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
- Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
- Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
- Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
(3) Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.
Xem thêm dự thảo Luật sửa đổi