Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)
Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cập nhật ngày 10/4/2025 (sau đây gọi tắt là dự thảo Luật sửa đổi).
![]() |
Dự thảo Luật sửa đổi |
Tại khoản 7 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi đề xuất sửa đổi Điều 55 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của luật.
- Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật.
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Hiện hành, tại Điều 55 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau: - Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật. - Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật. - Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã có hiệu lực pháp luật. - Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật. - Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. |
Như vậy, tại dự thảo Luật sửa đổi đã đề xuất sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể bổ sung một số thẩm quyền mới cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Thực hiện nhiệm vụ phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân khu vực bị kháng cáo, kháng nghị;
- Thực hiện nhiệm vụ sơ thẩm vụ án hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp khác.
Xem thêm dự thảo Luật sửa đổi.