Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao (Đề xuất)

11/04/2025 11:00 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao theo đề xuất mới.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao (Đề xuất) (Hình từ internet)

Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cập nhật ngày 10/4/2025 (sau đây gọi tắt là dự thảo Luật sửa đổi).

Dự thảo Luật sửa đổi

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao (Đề xuất)

Dự thảo Luật sửa đổi đã đề xuất sửa đổi Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao như sau: 

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:

(1) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; 

(2) Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;

(3) Cục, vụ và tương đương; 

(4) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; 

(5) Cơ quan báo chí.

- Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động. 

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm (2), (3) và điểm (5). Trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm (4) được thực hiện theo quy định của luật.

HIện hành, Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:

- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Văn phòng;

- Cục, vụ và tương đương;

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

- Cơ quan báo chí.

Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được thực hiện theo quy định của luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, đề xuất bổ sung các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao vào cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao. 

Đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao được đề xuất như sau: 

- Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật.

- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 49a Dự thảo Luật sửa đổi)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 36

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079