Đề xuất trả tiền lương cho ngày phép không nghỉ của cán bộ công chức (Hình từ internet)
![]() |
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) |
Theo đó, tại Điều 10 dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) thì Bộ Nội vụ đã đề xuất trả tiền lương cho ngày phép không nghỉ của cán bộ công chức như sau:
- Về thi hành công vụ
+ Được phân công nhiệm vụ theo đúng vị trí việc làm và được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
+ Được khuyến khích, khen thưởng, bổ nhiệm vượt cấp khi có thành tích trong đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và được miễn trừ trách nhiệm khi có sai sót, thiệt hại trong thực hiện.
- Về tiền lương và thu nhập
+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao của vị trí việc làm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Về thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hằng năm; nghỉ lễ Tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Như vậy, theo quy định trên nếu do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Căn cứ tại Điều 11 dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có quy định về vị trí việc làm và phân loại vị trí việc làm như sau:
- Khái niệm vị trí việc làm có 2 phương án, gồm:
Phương án 1: Vị trí việc làm là tên gọi xác định nhiệm vụ của công việc cụ thể gắn với chức danh chuyên môn nghiệp vụ hoặc chức vụ lãnh đạo, quản lý, được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị, là căn cứ để thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ.
Phương án 2: Vị trí việc làm là tên gọi chức danh công chức chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chức vụ lãnh đạo, quản lý, gắn với công việc và vị trí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và kết quả, sản phẩm cụ thể.
- Cấu trúc của vị trí việc làm: Tên gọi; bản mô tả công việc; trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn; khung năng lực (kiến thức, kỹ năng, khả năng đáp ứng công việc,…).
- Phân loại vị trí việc làm
+ Vị trí việc làm cán bộ;
+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
+ Vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
+ Phù hợp với tổ chức bộ máy, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng;
+ Bảo đảm khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn;
+ Bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.
Nguyễn Tùng Lâm