Sửa cách tính hưởng chế độ với cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm

10/04/2025 16:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cách tính hưởng chế độ với cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm.

Sửa cách tính hưởng chế độ với cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm (Hình từ internet)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV ngày 04/4/2025 sửa đổi Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sửa cách tính hưởng chế độ với cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm

Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV đã sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV về cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi. 

Theo đó, trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

(1) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp hưu trí một lần

=

Tiền lương tháng hiện hưởng 

x 0,9 x 60 tháng

- Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp hưu trí một lần

=

Tiền lương tháng hiện hưởng 

x 0,45 x 60 tháng

(2) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm

=

Tiền lương tháng hiện hưởng 

x 04 x

Số năm nghỉ sớm 

(3) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

=

Tiền lương tháng hiện hưởng 

x

05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)

+

0,5 x

Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi

Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

=

Tiền lương tháng hiện hưởng

x

04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)

+

0,5 x

Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi

Lưu ý: 

- Số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

- Tiền lương tháng hiện hưởng được quy định như sau: 

Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:

+ Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định

Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương, cụ thể:

Tiền lương tháng hiện hưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có)

 

Tiền lương tháng hiện hưởng đối với người làm công tác cơ yếu

=

Hệ số lương theo cấp bậc hàm cơ yếu hoặc bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính cấp bậc hàm cơ yếu hoặc bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc

+ Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

(Khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV))

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 45

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079