Nghị định 86/2025: Hướng dẫn xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa từ 01/7/2025

18/04/2025 13:20 PM

Sau đây là bài viết có nội dung về việc xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa từ 01/7/2025 được hướng dẫn tại Nghị định 86/2025/NĐ-CP.

Nghị định 86/2025: Hướng dẫn xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa từ 01/7/2025

Nghị định 86/2025: Hướng dẫn xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 11/04/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương 2017 về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Nghị định 86/2025: Hướng dẫn xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa từ 01/7/2025

Theo đó, việc xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2025/NĐ-CP như sau:

- Việc xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể:

+ Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

+ Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

- Các khoản thuế phòng vệ thương mại nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 86/2025/NĐ-CP không được tính lãi suất.

- Thủ tục xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Lưu ý: Quy định trong chỉ áp dụng đối với:

- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

- Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

(Theo Điều 2 Nghị định 86/2025/NĐ-CP)

Năm 2025, phòng vệ thương mại bao gồm các biện pháp nào?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:

- Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

- Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Xem thêm Nghị định 86/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương 2017 về các biện pháp phòng vệ thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 86/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Chia sẻ bài viết lên facebook 31

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079