Quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc phòng vệ thương mại từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)
Ngày 11/4/2025, Chính phủ đã có Nghị định 86/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trong đó, căn cứ tại Điều 8 Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu và bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
- Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu có các quyền sau:
+ Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định;
+ Gửi ý kiến về dự thảo kết luận điều tra, dự thảo kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
+ Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;
+ Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định;
+ Tham gia tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;
+ Ủy quyền cho chủ thể khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức tham vấn riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 86/2025/NĐ-CP;
+ Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính.
- Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu có các nghĩa vụ sau:
+ Bảo đảm tính đầy đủ, trung thực và chính xác của chứng cứ, thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
+ Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác các chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra trong thời hạn yêu cầu;
+ Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 37/2019/TT-BCT thì việc hoàn trả thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, tổ chức, cá nhân được hoàn trả thuế phòng vệ thương mại đã nộp đối với những lô hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan trong thời hạn miễn trừ của quyết định miễn trừ.-. Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 37/2019/TT-BCT áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, việc hoàn trả thuế phòng vệ thương mại còn được quy định tại Điều 6 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
- Việc hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
“Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
...
5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.”
- Các khoản thuế phòng vệ thương mại được hoàn trả theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 10/2018/NĐ-CP không được tính lãi suất.
- Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện như thủ tục hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Phạm Việt Trinh