Ngày 15/4/2025, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 775/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Phenikaa thành Đại học Phenikaa. Đây là Đại học thứ 10 tại Việt Nam, và là Đại học tư thục thứ hai của cả nước sau Đại học Duy Tân.
Dưới đây là cập nhật danh sách các Đại học ở Việt Nam mới nhất năm 2025:
STT |
Tên Đại học |
Tên viết tắt |
Mã tuyển sinh |
Thành lập |
Trụ sở |
1 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
VNU - HN |
|
1993 |
Cầu Giấy, Hà Nội |
2 |
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
VNU-HCM |
|
1995 |
Thủ Đức, TP.HCM |
3 |
Đại học Thái Nguyên |
TNU |
|
1994 |
TP. Thái Nguyên |
4 |
Đại học Huế |
HU |
|
1957 |
TP. Huế |
5 |
Đại học Đà Nẵng |
UDN |
|
1994 |
TP. Đà Nẵng |
6 |
Đại học Bách khoa Hà Nội |
HUST |
BKA |
1956 |
Hai Bà Trưng, Hà Nội |
7 |
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
UEH |
KSA |
1976 |
Quận 3, TP.HCM |
8 |
Đại học Kinh tế Quốc dân |
NEU |
KHA |
1956 |
Hai Bà Trưng, Hà Nội |
9 |
Đại học Duy Tân |
DTU |
DDT |
1994 |
Thanh Khê, Đà Nẵng |
10 |
Đại học Phenikaa |
PHENA |
PKA |
2017 |
Hà Đông, Hà Nội |
Cập nhật danh sách các Đại học ở Việt Nam mới nhất năm 2025 (Hình từ internet)
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
Như vậy, theo quy định trên thì trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành. Còn đại học là cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
- Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
- Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức;
Phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
- Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.
- Căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở giáo dục đại học xác định mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động như sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;
+ Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.
- Chính phủ quy định chi tiết việc công nhận cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu trên cơ sở kết quả đào tạo, nghiên cứu;
Chuyển trường đại học thành đại học;
Liên kết các trường đại học thành đại học;
Việc chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thành lập theo hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
(Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi 2018)