Truyền thông hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần 15 (Hình từ internet)
![]() |
Công văn 2234/BYT-PB |
Ngày 15/4/2015, Bộ Y tế ban hành Công văn 2234/BYT-PB về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết.
Trong đó, có ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025). Kèm theo Công văn 2234/BYT-PB ngày 15/4/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15, cụ thể như sau:
Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025)
- Thời điểm tổ chức cần được thực hiện trước hoặc trong ngày 15/6/2025.
- Lễ Mít tỉnh nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia.
- Bên cạnh việc tổ chức Mít tỉnh, các địa phương, đơn vị có thể tổ chức các hoạt động phối hợp trong cùng thời gian Mít tính để huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân như: Diễu hành quần chúng, đi bộ, đạp xe, thì chạy, trưng bày, triển lãm, ca nhạc, biểu diễn kịch và chiếu phim lưu động hoặc tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết v.v...
- Ngoài Mít tỉnh và diễu hành cấp tỉnh, thành phố, tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương, đơn vị có thể tổ chức các sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống sốt xuất huyết tại các quận, huyện, xã, phường, trường học, khu công nghiệp và cộng đồng dân cư để huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng người dân.
Tổ chức các hoạt động truyền thông
*Truyền thông đại chúng
Tăng cường truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trên báo in, trang tin điện tử, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, các Đài phát thanh, truyền hình huyện, thị xã cũng như hệ thống truyền thanh xã, phường thông qua xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, tọa đàm, phóng sự, phim ngắn, lồng ghép nội dung phòng, chống sốt xuất huyết vào các chương trình giải trí, các chương trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng...
*Truyền thông qua mạng xã hội:
- Tăng cường truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết trên hệ thống mạng xã hội như (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube...); tin nhắn điện thoại, các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, video clip, audioclip.
*Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện
- Tổ chức truyền thông cả nhân và truyền thông nhóm về phòng chống sốt xuất huyết tại gia đình và cộng đồng. Lấy lực lượng y tế xã và thôn bản làm nòng cốt, giao nhiệm vụ và định kỳ kiểm tra, giám sát kết quả và hiệu quả các hoạt động truyền thông.
- Tổ chức các sự kiện truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết và các nội dung có liên quan tại các trường học, khu công nghiệp...nhằm thu hút sự quan tâm của lực lượng thanh niên trẻ.
- Lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông phòng chống sốt xuất huyết qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế.
*Cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên, cán bộ truyền thông viết về phòng chống sốt xuất huyết
- Tổ chức gặp mặt đội ngũ phóng viên viết về phòng chống sốt xuất huyết để định hướng và cung cấp thông tin.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông y tế tại địa phương (chú ý tuyến xã và thôn bản).
*Sản xuất và nhân bản tài liệu truyền thông
Sản xuất, nhân bản các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích hợp chuyển cho các cơ sở y tế, các tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết để phân phối cho các đối tượng đích.
- Xây dựng và phổ biến các thông điệp phòng, chống sốt xuất huyết qua các phương tiện và tài liệu truyền thông khác: Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và công các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; Phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng.
Nguyễn Tùng Lâm