Tổ hợp công nghiệp quốc phòng là gì? Chức năng, nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

16/05/2025 21:00 PM

Nội dung bài viết cung cấp thông tin về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là gì, chức năng, nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng là gì?

Điều 42 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 quy định:

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng là hệ thống liên kết, hợp tác của cơ sở công nghiệp quốc phòng, tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này, do cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt làm hạt nhân để hình thành chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm quốc phòng theo nhóm, chuyên ngành sản phẩm vũ khí trang bị kỹ thuật.

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất quốc phòng;

- Làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi, chuyển giao, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại;

- Huy động nguồn lực quốc gia phát triển công nghiệp quốc phòng;

- Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ dân sinh, chuyển giao công nghệ phù hợp cho công nghiệp dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tham gia xuất khẩu sản phẩm quốc phòng.

Chc năng, nhim vca thp công nghip quc phòng

Ngày 06/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 99/2025/NĐ-CP, Chức năng, nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng quy định như sau:

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật; sản xuất vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất quốc phòng; trong đó, tập trung các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược.

- Nghiên cứu, làm chủ công nghệ chiến lược, công nghệ nền, công nghệ lõi, công nghệ lưỡng dụng; chuyển giao, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, đặc biệt là các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược.

- Huy động tối đa các nguồn lực của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, gồm:

+ Xây dựng cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, ưu tiên là các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược;

+ Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các tổ chức quốc tế;

+ Thực hiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Xây dựng phương án và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư để thực hiện nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng;

+ Huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ công nghiệp quốc gia, có ứng dụng công nghệ cao, hiện đại thuộc các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo; chuỗi khối; công nghệ bán dẫn; công nghệ lượng tử; công nghệ sinh học; công nghệ nano; công nghệ robot; Internet vạn vật (IoT); công nghệ vật liệu tiên tiến, siêu bền, siêu nhẹ, siêu chịu nhiệt; công nghệ viễn thông thế hệ mới và công nghệ mới nổi. Chuyển giao công nghệ phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội giúp gia tăng giá trị sản phẩm.

- Đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng tập trung vào các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ phát triển, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, ưu tiên các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 99/2025/NĐ-CP.

Thành phn ca thp công nghip quc phòng

Căn cứ Điều 9 Nghị định 99/2025/NĐ-CP, thành phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng như sau:

- Hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

- Thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng gồm một hoặc các loại hình cơ sở công nghiệp quốc phòng sau:

+ Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt không phải là hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng;

+ Cơ sở công nghiệp quốc phòng khác;

+ Cơ sở công nghiệp động viên;

+ Cơ sở huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.

- Việc công nhận, hủy công nhận hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 99/2025/NĐ-CP.

- Cơ chế phối hợp giữa hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng và thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Xem nội dung chi tiết tại Nghị định 99/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Phạm Thùy Dương

Chia sẻ bài viết lên facebook 6

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079