Đề xuất cách tính tiền lương dạy thêm giờ dành cho giáo viên

16/05/2025 17:32 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư đề xuất cách tính tiền lương dạy thêm giờ dành cho giáo viên.

Đề xuất cách tính tiền lương dạy thêm giờ dành cho giáo viên

Đề xuất cách tính tiền lương dạy thêm giờ dành cho giáo viên (Hình từ internet)

Dự thảo Thông tư

Đề xuất cách tính tiền lương dạy thêm giờ dành cho giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư).

Trong đó, tại Điều 5 Dự thảo Thông tư có đề xuất cách tính Tiền lương dạy thêm giờ dành cho giáo viên cụ thể như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy của nhà giáo được xác định như sau:

- Đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần giảng dạy hoặc dạy trẻ (không bao gồm số tuần dự phòng)

Định mức giờ dạy/năm học

52 tuần

- Đối với giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác trong cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm tính theo giờ hành chính

x

44 tuần

Định mức giờ chuẩn dạy/năm học

1760 giờ

52 tuần

- Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục, định mức giờ dạy/năm học hoặc định mức giờ chuẩn dạy/năm học theo công thức tính tại điểm a, điểm b khoản này được tính là định mức giờ dạy/năm học của nhà giáo cùng cấp học, trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đó.

Tiền lương 01 giờ dạy thêm được xác định như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

Tiền lương dạy thêm giờ trong một năm học của nhà giáo được tính như sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm /năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm.

Tiền lương làm thêm giờ đối với nhà giáo quy định tại khoản 2 Điều 2 Dự thảo Thông tư thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền lương làm thêm giờ.

Chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo công tác không đủ 01 năm học

Căn cứ Điều 6 Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo (sau đây gọi tắt là Dự thảo Thông tư) quy định về chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo công tác không đủ 01 năm học:

- Đối với nhà giáo nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác (không thuộc quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này) không trực tiếp tham gia giảng dạy thì được hưởng tiền lương dạy thêm giờ tương ứng với thời gian thực tế công tác.

- Tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Dự thảo Thông tư được xác định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Dự thảo Thông tư.

- Tiền lương 01 giờ dạy đối với nhà giáo nghỉ hưu được xác định như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương được chi trả từ đầu năm học (từ ngày 01 tháng 7 năm trước) đến thời điểm nghỉ hưu

x

Số tuần thực dạy tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu

Tổng số giờ dạy theo định mức tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu

52 tuần – số tuần còn lại tính từ thời điểm nghỉ hưu đến thời điểm kết thúc năm học

Trong đó:

+ Đối với giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non: Tổng số giờ dạy theo định mức tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu = (Số giờ dạy định mức/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần thực dạy tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu);

+ Đối với giáo viên trong cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt: Tổng số giờ dạy theo định mức tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu = (Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần) x (Số tuần thực dạy tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu);

+ Đối với nhà giáo cơ sở giáo dục khác: Tổng số giờ dạy theo định mức tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu = [(Định mức giờ dạy/năm học) x (Số tuần thực dạy tính từ thời điểm khai giảng năm học đến thời điểm nghỉ hưu)] / (Số tuần giảng dạy trong năm học theo quy định).

- Tiền lương 01 giờ dạy đối với nhà giáo nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác được xác định như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương được chi trả trong năm học

x

Số tuần thực dạy

Tổng số giờ dạy định mức tính theo số tuần thực dạy

52 tuần - (Số tuần giảng dạy theo quy định - Số tuần thực dạy)

Trong đó:

+ Đối với giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non: Tổng số giờ dạy định mức tính theo số tuần thực dạy = (Số giờ dạy định mức/ngày) x (số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần thực dạy);

+ Đối với giáo viên trong cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt: Tổng số giờ dạy định mức tính theo số tuần thực dạy = (Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần) x (Số tuần thực dạy);

+ Đối với nhà giáo cơ sở giáo dục khác: Tổng số giờ dạy định mức tính theo số tuần thực dạy = [(Định mức giờ dạy/năm học) x (Số tuần thực dạy)] / (Số tuần giảng dạy trong năm học theo quy định).

- Trường hợp nghỉ từ 03 ngày trở lên trong 01 tuần thì tuần đó không được tính vào số tuần thực dạy; trường hợp nghỉ dưới 03 ngày trở lên trong 01 tuần thì tuần đó được tính vào số tuần thực dạy.

Nguyễn Tùng Lâm

Chia sẻ bài viết lên facebook 6

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079