Hồ sơ thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

24/05/2025 18:20 PM

Dưới đây là bài viết về hồ sơ thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Hồ sơ thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Hình từ Internet)

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 287-QĐ/TW ngày 30/4/2025 về thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. 

Quy định 287-QĐ/TW

1. Hồ sơ thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Theo Điều 6 Quy định 287-QĐ/TW quy định hồ sơ liên quan đến thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gồm: 

- Thông báo kết luận kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo; kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập (được nêu tại khoản 1, 2, Điều 4 của Quy định 287-QĐ/TW). 

- Quyết định thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (nếu có). 

- Báo cáo, tường trình của tổ chức đảng, đảng viên tự giác khai báo và nộp lại tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 

- Biên bản làm việc của đoàn, tổ kiểm tra, giám sát với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm để xác định tài sản phải thu hồi. 

- Báo cáo thẩm định của đoàn, tổ kiểm tra, giám sát. 

- Báo cáo kiểm điểm, giải trình thừa nhận hành vi vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên. 

- Quyết định, kết luận, thông báo của cơ quan có thẩm quyền giám định, xác định giá trị tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (nếu có). 

- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập. 

- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

2. Xử lý tài sản tham nhũng

Tại Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về xử lý tài sản tham nhũng như sau:

- Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

- Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng

Tại Điều 16 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng như sau:

- Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

- Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:

+ Đánh giá tình hình tham nhũng;

+ Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;

+ Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.

- Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.

Nguyễn Thị Mỹ Quyền

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079