Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ việc giảm thuế xăng dầu. Ảnh: Minh Tâm |
Tương tự, ở mặt hàng dầu diesel, với thuế nhập khẩu còn 20%, giá bình quân là 69,21 đô la Mỹ/thùng thì giá cơ sở đang thấp hơn giá bán lẻ 1.504 đồng/lít.
Với mặt hàng dầu hỏa, khi thuế nhập khẩu còn 20%, giá bình quân là 68,73 đô la Mỹ/thùng, giá cơ sở sẽ là 14.386 đồng/lít, thấp hơn giá bán lẻ 1.684 đồng/lít.
Theo quy định hiện hành, giá bán lẻ xăng dầu bình quân 15 ngày mới được điều chỉnh một lần sau khi Tổ liên hành điều hành giá xăng dầu (gồm đại diện của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính) công bố giá cơ sở. Lần gần nhất vừa diễn ra vào hôm qua, 13-4, với quyết định giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu, tiếp tục sử dụng quỹ bình ổn giá.
Lần công bố giá kế tiếp sẽ rơi vào ngày 28-4 tới, nhưng khả năng điều chỉnh giảm giá gần như là không có do phí môi trường thu trên giá xăng dầu sẽ tăng gấp ba lần từ đầu tháng 5-2015. Việc giảm thuế trước mắt sẽ chỉ có lợi cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu.
Trước đó, vào cuối giờ chiều hôm qua, 13-4, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 48/2015/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu. Theo đó, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng, dầu hoả giảm từ 35% xuống mức 20%, dầu diezel giảm từ 30% xuống 20%, dầu mazut giảm từ 35% xuống 25% và nhiên liệu bay từ 25% xuống 10%. Mức thuế mới áp dụng từ hôm nay, 14-4.
Mức thuế ưu đãi này cũng khá tương đồng với thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ các nước Đông Nam Á (thực hiện theo cam kết của hiệp định thương mại). Trong đó, mặt hàng xăng động cơ đều là 20%; nhiên liệu bay đều là 10%. Riêng thuế với mặt hàng dầu diesel vẫn cao hơn 15 điểm phần trăm (thuế ưu đãi là 20% còn ưu đãi đặc biệt là 5%).
Minh Tâm