Tổng hợp các chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới qua các năm (Hình từ Internet)
Theo đó, ngày Sức khỏe Thế giới được tổ chức vào ngày 7/4 hàng năm nhằm kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1948. Đây là một sự kiện y tế toàn cầu có ý nghĩa đặc biệt, được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề sức khỏe quan trọng, thúc đẩy hành động của các chính phủ, tổ chức và từng cá nhân trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh và công bằng y tế cho mọi người.
Mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều chọn một chủ đề cụ thể để tập trung chiến dịch truyền thông và hành động toàn cầu, phản ánh những mối quan tâm sức khỏe lớn nhất của thế giới tại thời điểm đó. Sau đây sẽ là tổng hợp các chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới qua các năm, cụ thể:
- 2015: An toàn thực phẩm.
- 2016: Ngăn chặn sự gia tăng: Đánh bại bệnh tiểu đường.
- 2017: "Hãy cùng trò chuyện" để phòng, chống trầm cảm.
- 2018: Bảo hiểm y tế toàn dân
- 2019: Môi trường lành mạnh cho trẻ em.
- 2020: Chăm sóc sức khỏe toàn dân
- 2021: Xây dựng một thế giới công bằng hơn, lành mạnh hơn
- 2022: Hành tinh của chúng ta, sức khỏe của chúng ta
- 2023: Sức khỏe cho mọi người
- 2024: Sức khỏe của tôi, quyền của tôi.
- Năm 2025, chủ đề được WHO lựa chọn là “Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai hy vọng” (Healthy beginnings, hopeful futures). Đây là khởi đầu cho một chiến dịch toàn cầu kéo dài cả năm, tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hệ thống y tế. WHO kêu gọi các quốc gia cùng chung tay giảm tỷ lệ tử vong có thể phòng ngừa trong thai kỳ và những năm đầu đời, nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cơ bản từ sớm để tạo nền tảng cho một tương lai khỏe mạnh hơn.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Các chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bao gồm:
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
+ Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
- Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
- Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
Trên đây là nội dung về “Tổng hợp các chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới qua các năm”