Lịch âm 2025: Lịch âm bao nhiêu năm nhuận 1 lần? (Hình từ Internet)
Lịch âm được sử dụng để tính các ngày lễ, tết cổ truyền, các ngày cúng bái, sự kiện quan trọng của người dân Việt Nam.
Theo cách tính lịch âm, năm 2025 là năm nhuận âm lịch, với tháng nhuận là tháng 6. Điều này đồng nghĩa, trong năm 2025 sẽ có hai tháng 6 âm lịch.
Như vậy, năm 2025 sẽ nhuận vào tháng 6 âm lịch. Dưới đây là thông tin chi tiết về lịch âm năm 2025:
* Lưu ý: Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch
- Tháng 01/2025 dương lịch: từ ngày 02/12/2024 âm lịch đến ngày 03/01/2025 âm lịch
- Tháng 02/2025 dương lịch: Từ ngày 04/01/2025 âm lịch đến ngày 01/02/2025 âm lịch
- Tháng 03/2025 dương lịch: Từ ngày 02/02/2025 âm lịch đến ngày 03/03/2025 âm lịch
- Tháng 04/2025 dương lịch: Từ ngày 04/03/2025 âm lịch đến ngày 03/04/2025 âm lịch
- Tháng 05/2025 dương lịch: Từ ngày 04/04/2025 âm lịch đến ngày 05/05/2025 âm lịch
- Tháng 06/2025 dương lịch: Từ ngày 06/05/2025 âm lịch đến ngày 06/06/2025 âm lịch
- Tháng 07/2025 dương lịch: Từ ngày 07/06/2025 âm lịch đến ngày 07/06/2025 Nhuận âm lịch
- Tháng 08/2025 dương lịch: Từ ngày 08/06/2025 Nhuận âm lịch đến ngày 09/07/2025 âm lịch
- Tháng 09/2025 dương lịch: Từ ngày 10/07/2025 âm lịch đến ngày 09/08/2025 âm lịch
- Tháng 10/2025 dương lịch: Từ ngày 10/08/2025 âm lịch đến ngày 11/09/2025 âm lịch
- Tháng 11/2025 dương lịch: Từ ngày 12/09/2025 âm lịch đến ngày 11/10/2025 âm lịch
- Tháng 12/2025 dương lịch: Từ ngày 12/10/2025 âm lịch đến ngày 12/11/2025 âm lịch
- Tháng 01/2026 dương lịch: Từ ngày 13/11/2025 âm lịch đến ngày 13/12/2025 âm lịch
- Tháng 02/2026 dương lịch: Từ ngày 14/12/2025 âm lịch đến ngày 12/01/2026 âm lịch
Theo đó năm 2025, lịch âm năm 2025 sẽ bắt đầu từ 01/01/2025 nhằm ngày 29/01/2025 dương lịch (Thứ tư).
Năm nhuận là một năm có một ngày nhiều hơn so với năm thông thường để điều chỉnh cho sự chênh lệch giữa năm dương lịch và lịch âm.
Lịch âm hay âm lịch được tính theo chu kỳ mặt trăng tròn và khuyết, bình quân mỗi chu kỳ được tính là 29,53 ngày. Một năm có 12 lần trăng tròn - khuyết, nên giao động một năm có 354 - 355 ngày, ít hơn 11 ngày so với dương lịch (365 - 366 ngày).
Để đồng bộ với dương lịch, người xưa căn cứ khoảng 2 - 3 năm thì âm lịch sẽ được công thêm một tháng (một tháng nhuận) để bù vào. Năm nhuận thường có 384 - 385 ngày.
Như vậy, cứ khoảng 2 - 3 năm sẽ có 1 năm nhuận.
* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
-Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2025 đối với người lao động sẽ có 11 ngày nghỉ lễ, tết
Theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số giờ làm thêm |
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
- Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó:
- Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
(3) Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Nguyễn Thị Mỹ Quyền