Theo đó, thẩm quyền quyết định xử lý miễn tiền lãi chậm nộp cho doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương.
Trách nhiệm cụ thể của cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương đối với trường hợp các doanh nghiệp đã được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Gọi là SCIC) được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 57/2022/TT-BTC.
Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 148/2021/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương có trách nhiệm rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp.
Theo Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 57/2022/TT-BTC, cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xác định các khoản thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (bao gồm nợ gốc và lãi chậm nộp) đối với:
- Tiền thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập do Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương quyết định hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện chuyển đổi sở hữu.
- Tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương quyết định hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn.
Nên về bản chất, việc quyết toán, xác định công nợ đối với doanh nghiệp cổ phần hóa (doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa) là trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.
Xem chi tiết nội dung tại Công văn 4019/BTC-TCDN ngày 24/4/2023.