Hướng dẫn chỉ tiêu thống kê lao động việc làm tại các cơ quan tổ chức từ 19/8/2025 (Hình từ Internet)
Theo Thông tư 13/2025/TT-BNV, nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực lao động việc làm như sau:
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp là những người được người có thẩm quyền quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Số người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
0602. Số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề là những người được người có thẩm quyền quyết định hỗ trợ học nghề theo quy định.
Số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
0603. Số người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm là những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu được tư vấn, giới thiệu việc làm và đã được Trung tâm Giới thiệu việc làm tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động ngay khi người lao động đến đăng ký thất nghiệp.
Số người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Số người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
0605. Số lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động.
Số lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép là những người thoả mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Quốc tịch
- Vị trí công việc
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
0606. Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm là tỷ lệ phần trăm giữa số người tìm kiếm được việc làm sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm với tổng số người đăng ký và sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm.
Phương pháp tính:
Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm (%) |
= |
Số người tìm kiếm được việc làm sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm ____________________________________________________ |
x 100% |
Tổng số người đăng ký và sử dụng dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm |
2. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quĩ Quốc gia về việc làm là số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thông qua các dự án vay vốn từ Quĩ Quốc gia về việc làm.
Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quĩ Quốc gia về việc làm là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
- Các tổ chức thực hiện chương trình.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được cấp phép là những doanh nghiệp thoả mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là những doanh nghiệp thoả mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Cục Quản lý lao động ngoài nước.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Trình độ chuyên môn
- Ngành nghề
- Khu vực thị trường.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của các Sở Nội vụ các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kết thúc hợp đồng và trở về nước.
Số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước là những người thỏa mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Khu vực thị trường
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Nội vụ các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vụ tai nạn lao động là vụ việc (cùng thời gian, cùng địa điểm, có thể có từ 01 người hoặc hơn 01 người bị nạn phải nghỉ làm việc từ một ngày trở lên hoặc bị chết) xảy ra do tai nạn lao động
Số vụ tai nạn lao động là tổng số vụ thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Số vụ chết người
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người bị tai nạn lao động là người bị thương phải nghỉ làm việc từ một ngày trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động
Số người bị tai nạn lao động là những người thoả mãn khái niệm nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Dạng chấn thương
- Số người chết
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là những người lao động làm nghề, công việc theo quy định hiện hành.
Số người làm nghề nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm là những người thoả mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
- Báo cáo công tác An toàn, vệ sinh lao động của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động là người theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động các quy định khác của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động
Số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động là những người thoả mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Báo cáo công tác An toàn, vệ sinh lao động của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Đình công bất hợp pháp là đình công: (i) không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Bộ luật Lao động; (ii) không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công; (iii) vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định; (iv) khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động; (v) tiến hành đình công tại nơi sử dụng lao động không được đình công theo quy định tại Bộ luật lao động; (vi) khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Bộ luật lao động.
Số vụ đình công là số vụ việc xảy ra theo khái niệm đình công nêu trên trong kỳ báo cáo.
Số người tham gia đình công là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp tham gia đình công.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tổ chức và lãnh đạo đình công
- Loại hình doanh nghiệp
- Nhóm ngành kinh tế
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
- Nguyên nhân
- Thời gian đình công
- Số người tham gia đình công
- Đình công hợp pháp/bất hợp pháp
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương bình quân trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
Tiền lương bình quân tháng của lao động doanh nghiệp |
= |
Tổng tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong khoảng thời gian n tháng |
Số lao động của doanh nghiệp x n |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình sở hữu
- Một số ngành kinh tế
- Một số Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê hàng năm về lao động - tiền lương trong doanh nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.
Số doanh nghiệp cho thuê lại lao động được cấp phép là những doanh nghiệp thoả mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
Số lao động cho thuê lại là những người thỏa mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động là số doanh nghiệp thuộc diện phải đăng ký nội quy lao động theo quy định đã tiến hành đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Số doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động là những doanh nghiệp thỏa mãn khái niệm nêu trên tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Số thỏa ước lao động tập thể bao gồm: thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác còn hiệu lực.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại Thỏa ước lao động tập thể
- Loại hình doanh nghiệp
- Doanh nghiệp trong KCN, KCX, KKT và ngoài KCN, KCX, KKT
- Nhóm ngành kinh tế
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Số tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là số công đoàn cơ sở và số tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo khái niệm nêu trên được thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật trong kỳ báo cáo.
Thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là những người lao động thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động tại tổ chức tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của họ.
Thành viên tổ chức đại diện người lao động bao gồm thành viên của công đoàn cơ sở và thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Số thành viên tổ chức đại diện người lao động bao gồm số đoàn viên của công đoàn cơ sở và số thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp
- Loại loại hình tổ chức đại diện người lao động
- Loại thành viên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Doanh nghiệp trong KCN, KCX, KKT và ngoài KCN, KCX, KKT
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
0623. Số vụ tranh chấp lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm: tranh chấp lao động cá nhân; tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích.
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác, quy định của pháp luật về lao động hoặc khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp lao động được giải quyết thông qua thiết chế hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân.
Số vụ tranh chấp lao động là số vụ việc phát sinh theo khái niệm và phân loại nêu trên trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp
- Loại tranh chấp
- Thiết chế tiếp nhận giải quyết tranh chấp
- Doanh nghiệp trong KCN, KKT, KCX, KKT và ngoài KCN, KCX, KKT
- Nguyên nhân
- Nhóm ngành kinh tế
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Các hình thức đối thoại bao gồm: định kỳ; khi có yêu cầu của một hoặc các bên; khi có vụ việc.
Hội nghị người lao động là hội nghị do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện người lao động tổ chức hàng năm theo quy định của pháp luật.
Số cuộc đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là số cuộc đối thoại theo khái niệm và phân loại nêu trên được thực hiện trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình doanh nghiệp
- Loại hình đối thoại
- Doanh nghiệp trong KCN, KKT, KCX, KKT và ngoài KCN, KCX, KKT
- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố:
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ.
Trên đây là Hướng dẫn chỉ tiêu thống kê lĩnh vực lao động việc làm
Xem thêm tại Thông tư 13/2025/TT-BNV có hiệu lực từ 19/8/2025.