Tổng hợp nhiệm vụ của UBND cấp xã tại 28 Nghị định về phân cấp phân quyền (Hình từ Internet)
Tổng hợp nhiệm vụ của UBND cấp xã tại 28 Nghị định về phân cấp phân quyền
Nhiệm vụ, quyền hạn được phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ Chính phủ đã ban hành 28 Nghị định quy định về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cho chính quyền địa phương, trong đó quy định các nhiệm vụ, quyền hạn của chí nh quyền địa phương được phân định thẩm quyền (chuyển giao từ chí nh quyền địa phương cấp huyện trước đây), phân cấp, phân quyền từ cơ quan nhà nước ở Trung ương (ngoài quy định tại các nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp xã còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước ở Trung ương). Trong 28 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp xã được phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
(1) Lĩnh vực Tài chính:
Nghị định 125/2025/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện (trước đây) gồm:
- Quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Điều 5),
- Quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công (Điều 6);
- Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 8);
- Đấu thầu (Điều 9, 10, 11);
- Trưng mua, trưng dụng tài sản, tài chính đất đai (Điều 13);
- Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 14);
- Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 16);
- Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ (Điều 17);
- Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (Điều 18);
- Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (Điều 19);
- Quyết định xác lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (Điều 20);
- Sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (Điều 21);
- Quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác (Điều 22);
- Quản lý thuế (Điều 25);
- Phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp (Điều 26);
- Tổng hợp, thẩm định danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ (Điều 29);
- Tổng hợp và gửi danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp không còn thuộc đối tượng được hỗ trợ hoặc thay đổi diện hộ nghèo, cận nghèo (Điều 30);
- Tiếp nhận Quyết định chuyển trả phí bảo hiểm được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển trả lại ngân sách nhà nước (Điều 31);
- Quản lý, điều tiết giá của Nhà nước (Điều 32);
- Đăng ký hộ kinh doanh (Điều 33);
- Xử lý tài sản chung của thành viên tổ hợp tác (Điều 37);
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động và quản lý nhà nước đối với tổ hợp tác (Điều 38);
- Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (Điều 39);
- Hỗ trợ cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (Điều 40);
- Tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác (Điều 42);
- Xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Điều 43).
Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Điều 7, Điều 16, khoản 2 Điều 45).
(2) Lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường
Đối với lĩnh vực nông nghiệp và môi trường Nghị định 131/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:
- Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Điều 4);
- Chăn nuôi và thú y (Điều 6);
- Lâm nghiệp và Kiểm ngư (Điều 12);
- Thủy lợi (Điều 16);
- Đê điều và phòng chống thiên tai (Điều 18);
- Tài nguyên nước (Điều 22);
- Môi trường (Điều 28);
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Điều 31);
- Khí tượng thủy văn (Điều 33);
- Biển và hải đảo (Điều 34);
- Đo đạc và bản đồ (Điều 37);
- Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Điều 39);
- Nông thôn mới và giảm nghèo (Điều 44).
Nghị định 131/2025/NĐ-CP cũng quy định về trình tự, thủ tục hành chí nh được phân định trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường có liên quan đến điều chỉnh, phân định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã tạiphụ lục kèm theo Nghị định.
Đối với lĩnh vực đất đai Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định một số thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã (khoản 1 Điều 10); quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về đất đai (Điều 14). Nghị định cũng quy định cụ thể trình tự, thủ tục, các mẫu văn bản hành chinh trong lĩnh vực đất đai khi phân cấp, phân định thẩm quyền tại 02 phụ lục kèm theo.
(3) Lĩnh vực Công thương
Nghị định 139/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã được phân định trong các lĩnh vực:
- Điện lực (Điều 4 và Điều 8);
- Công nghiệp tiêu dùng (Điều 6);
- Quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Điều 6);
- Sản xuất rượu (Điều 7);
- Hóa chất (Điều 9);
- Công nghiệp tiêu dùng (Điều 10);
- Quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Điều 11);
- Kinh doanh khí (Điều 14 và Điều 16); Kinh doanh rượu (Điều 15);
- Quản lý chợ (Điều 17);
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 18).
Nghị định cũng quy định cụ thể trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã (Phụ lục I); trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (Phụ lục II); trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Phụ lục III); trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ rượu (Phụ lục IV), trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai (Phụ lục V) có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã.
(4) Lĩnh vực Xây dựng
Nghị định 140/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:
- Cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận về địa điểm xây dựng (Điều 4);
- Chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm (Điều 5);
- Quản lý hoạt động xây dựng (Điều 7);
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng (Điều 8);
- Phát triển, quản lý nhà ở (Điều 9);
- Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh (Điều 10);
- Kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh (Điều 11);
- Quản lý nhà chung cư (Điều 12);
- Quản lý nhà ở thuộc tài sản công (Điều 13);
- Quản lý nhà ở xã hội (Điều 14);
- Giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp về nhà ở (Điều 15);
- Quản lý kiến trúc (Điều 17);
- Quản lý phát triển đô thị (Điều 18);
- Sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch (Điều 19);
- Quản lý cây xanh đô thị (Điều 20);
- Quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật (Điều 21);
- Thoát nước và xử lý nước thải (Điều 22);
- Quản lý trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa (Điều 23, 24, 25, 27),
- Quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước (Điều 26);
- Quản lý hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện thủy nội địa;
- Công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét (Điều 28).
Nghị định cũng quy định các biểu mẫu trong lĩnh vực nhà ở tại Phụ lục kèm theo.
(5) Lĩnh vực Nội vụ
Nghị định 129/2025/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn và điều chỉnh trì nh tự, thủ tục có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:
- Lĩnh vực người có công (từ Điều 4 đến Điều 41);
- lập biên bản, thống kê, báo cáo, điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động (từ Điều 42 đến Điều 51);
- Quản lý nhà nước đối với hội, quỹ (Điều 57, 58);
- Giải quyết chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp hằng tháng (Điều 64);
- Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công (Điều 79).
Nghị định 129/2025/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về các thủ tục hành chinh trong lĩnh vực nội vụ có liên quan đến việc phân định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Phụ lục kèm theo Nghị định.
Để tiếp tục phân định thẩm quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 09/2025/TT-BNV quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn và điều chỉnh trình tự, thủ tục có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong một số lĩnh vực: Người có công (Điều 9), Việc làm (Điều 10), Thanh niên (Điều 12), Giải quyết trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia (Điều 14).
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 128/2025/NĐ-CP phân quyền, phân cấp một số nhiệm vụ quyền hạn của Chí nh phủ, Thủ tướng Chí nh phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 6 và Điều 19 của Luật An toàn, vệ sinh lao động (Điều 9);
- Xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 10).
Nghị định số 128/2025/ NĐ-CP quy định cụ thể Danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu (Phụ lục I); Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nội vụ (Phụ lục II).
(6) Lĩnh vực Tư pháp
Nghị định 120/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực:
- Đăng ký hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch (Điều 4 và Điều 7);
- Quản lý nuôi con nuôi (Điều 9);
- Chứng thực (Điều 14);
- Quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương (Điều 18);
- Giải quyết bồi thường trong trường hợp hành vi gây thiệt hại của Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã (Điều 19).
Nghị định 120/2025/NĐ-CP quy định cụ thể thủ tục hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp tại Phụ lục kèm theo.
(7) Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
Nghị định 142/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực:
- Xét duyệt, thẩm định hồ sơ và lập danh sách cơ sở giáo dục mầm non, trẻ em mầm non, giáo viên mầm non được hưởng một số chí nh sách phát triển giáo dục mầm non (Điều 7);
- Quản lý nhà nước về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (khoản 6 Điều 17);
- Giải quyết về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp (Điều 32);
- Ban hành kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Điều 33);
- Giải quyết về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (Điều 34);
- Giải quyết về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho người học trong các cơ sở giáo dục (Điều 35);
- Giải quyết về chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (Điều 36).
Nghị định 142/2025/NĐ-CP quy định cụ thể một số trình tự, thủ tục trong lĩnh vực giáo dục có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng, trường phổ thông dân tộc bán trú (tại Phụ lục I kèm theo) ; mẫu văn bản đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên (tại Phụ lục II kèm theo).
(8) Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ
Nghị định 132/2025/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực Khoa học, công nghệ, thông tin và truyền thông, cụ thể như sau:
- Kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi địa bàn quản lý đối với phép đo, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn (Điều 4);
- Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 5);
- Quản lý nhà nước về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Điều 6);
- Cung cấp thông tin về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Điều 7).
Nghị định 132/2025/NĐ-CP quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn và các mẫu văn bản hành chí nh có liên quan tại phục lục kèm theo Nghị định này.
(9) Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nghị định 137/2025/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, cụ thể:
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức ngày hưởng ứng quy mô cấp xã (Điều 5);
- Tiếp nhận hồ sơ thông báo việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện (Điều 6);
- Tiếp nhận thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu (Điều 7);
- Tiếp nhận thông báo về việc chiếu phim công cộng (Điều 8);
- Đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh (Điều 10);
- Quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy (Điều 11);
- Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thông tin cơ sở ở địa phương và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê hoạt động thông tin cơ sở (Điều 12);
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (Điều 13).
Nghị định 137/2025/NĐ-CP quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chí nh quyền địa phương 02 cấp (trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã) trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và các biểu mẫu văn bản hành chí nh có liên quan.
(10) Lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo
Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể như sau:
- Tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ (Điều 14);
- Tiếp nhận thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo (Điều 15);
- Tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (Điều 16);
- Tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Điều 17);
- Chấp thuận tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo (Điều 18);
- Chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp (Điều 19);
- Tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Điều 20).
Tại Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các trì nh tự, thủ tục; hồ sơ hành chí nh và mẫu biểu văn bản hành chí nh thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã như: Trình tự, thủ tục xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Trình tự, thủ tục phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025; Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025; Trình tự, thủ tục công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín; Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ,…
Trên đây là nội dung Tổng hợp nhiệm vụ của UBND cấp xã tại 28 Nghị định phân cấp phân quyền
Tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp 28 Nghị định về phân cấp phân quyền phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực