Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Cụ thể, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
- Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;
- Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
- Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
- Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
- Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
- Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
- Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;
- Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;
- Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019 và thay thế Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.
>>> Xem thêm: Lái xe buổi tối không bật đèn xe thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?
Châu Thanh