Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, ngày 15/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý. Ảnh: Quang Khánh |
Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 điều 12).
Tiếp thu ý kiến này, khoản 1 điều 12 đã thể hiện như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982". Điều này cũng phù hợp với tinh thần Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977”.
Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định trong luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, vị trí của các đảo, quần đảo đã được thể hiện trên hải đồ của Việt Nam và được sử dụng chính thức trong các hoạt động quản lý biển, đảo, quy hoạch phát triển kinh tế biển, an toàn hàng hải... Vì vậy, khoản 3 điều 20 đã được bổ sung như sau: "Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố".
Các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo luật về việc công nhận đường cơ sở đã được Chính phủ công bố năm 1982. Đồng thời đề nghị, ở những nơi chưa có đường cơ sở cần giao Chính phủ xác định và công bố sau khi được sự đồng ý của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đường cơ sở là căn cứ quan trọng cho việc xác định ranh giới tiếp theo của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và kể cả thềm lục địa. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội, hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, thực hiện việc phê chuẩn đường cơ sở do Chính phủ xác định đối với những nơi chưa có đường cơ sở trước khi Chính phủ công bố là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Luật phải dựa trên Công ước về Luật biển
Dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, nhiều đại biểu đề nghị sử dụng thuật ngữ "tranh chấp" thay cho "bất đồng" trong điều 4 về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Ủy ban Thường vụ đã tiếp thu và thay cụm từ "giải quyết các bất đồng" bằng "giải quyết các tranh chấp" tại khoản 3 điều 4.
Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị của các đại biểu không được tiếp thu vì liên quan các quy định chung trong Công ước này.
Cụ thể, về vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tại khoản 2 điều 12). Có ý kiến đề nghị quy định tàu quân sự nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Một số ý kiến khác đề nghị cần quy định cụ thể về thời hạn báo trước hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này.
Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự, trong lãnh hải của mình, ngoài những trường hợp mà Công ước đã quy định. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới quy định về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải theo nhiều cách khác nhau.
Do đó, khoản 2 điều 12 của luật Biển Việt Nam được thông qua được đưa theo như phương án 1, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. Quy định việc thông báo trước cũng đã được một số quốc gia khác áp dụng.
Tuy nhiên, điều khoản này không quy định cụ thể về thời hạn thông báo như ý kiến đại biểu đề nghị, vì dễ gây hiểu lầm là Việt Nam đặt thêm điều kiện hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
Biển được quản lý theo cơ chế đa ngành
Về quản lý nhà nước về biển (điều 7), có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và kinh tế biển làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nhưng do đây là một lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, vừa thực hiện bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, vừa liên quan đến phát triển kinh tế; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển hiện đang thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau. Nên điều luật này đã được giữ nguyên và quy định trách nhiệm quản lý thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ mà không chỉ cụ thể bộ, ngành nào, nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong trường hợp có thay đổi đối với yêu cầu quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển trong từng thời kỳ cũng như khi có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trên thực tế, đa phần các quốc gia có biển cũng tổ chức việc quản lý các vấn đề liên quan đến biển theo cơ chế đa ngành.
Theo Nhân Dân
Tiếp thu ý kiến này, khoản 1 điều 12 đã thể hiện như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982". Điều này cũng phù hợp với tinh thần Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977”.
Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định trong luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, vị trí của các đảo, quần đảo đã được thể hiện trên hải đồ của Việt Nam và được sử dụng chính thức trong các hoạt động quản lý biển, đảo, quy hoạch phát triển kinh tế biển, an toàn hàng hải... Vì vậy, khoản 3 điều 20 đã được bổ sung như sau: "Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố".
Các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo luật về việc công nhận đường cơ sở đã được Chính phủ công bố năm 1982. Đồng thời đề nghị, ở những nơi chưa có đường cơ sở cần giao Chính phủ xác định và công bố sau khi được sự đồng ý của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đường cơ sở là căn cứ quan trọng cho việc xác định ranh giới tiếp theo của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và kể cả thềm lục địa. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội, hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, thực hiện việc phê chuẩn đường cơ sở do Chính phủ xác định đối với những nơi chưa có đường cơ sở trước khi Chính phủ công bố là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Luật phải dựa trên Công ước về Luật biển
Dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, nhiều đại biểu đề nghị sử dụng thuật ngữ "tranh chấp" thay cho "bất đồng" trong điều 4 về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Ủy ban Thường vụ đã tiếp thu và thay cụm từ "giải quyết các bất đồng" bằng "giải quyết các tranh chấp" tại khoản 3 điều 4.
Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị của các đại biểu không được tiếp thu vì liên quan các quy định chung trong Công ước này.
Cụ thể, về vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tại khoản 2 điều 12). Có ý kiến đề nghị quy định tàu quân sự nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Một số ý kiến khác đề nghị cần quy định cụ thể về thời hạn báo trước hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này.
Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự, trong lãnh hải của mình, ngoài những trường hợp mà Công ước đã quy định. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới quy định về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải theo nhiều cách khác nhau.
Do đó, khoản 2 điều 12 của luật Biển Việt Nam được thông qua được đưa theo như phương án 1, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. Quy định việc thông báo trước cũng đã được một số quốc gia khác áp dụng.
Tuy nhiên, điều khoản này không quy định cụ thể về thời hạn thông báo như ý kiến đại biểu đề nghị, vì dễ gây hiểu lầm là Việt Nam đặt thêm điều kiện hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
Biển được quản lý theo cơ chế đa ngành
Về quản lý nhà nước về biển (điều 7), có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và kinh tế biển làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nhưng do đây là một lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, vừa thực hiện bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, vừa liên quan đến phát triển kinh tế; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển hiện đang thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau. Nên điều luật này đã được giữ nguyên và quy định trách nhiệm quản lý thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ mà không chỉ cụ thể bộ, ngành nào, nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong trường hợp có thay đổi đối với yêu cầu quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển trong từng thời kỳ cũng như khi có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trên thực tế, đa phần các quốc gia có biển cũng tổ chức việc quản lý các vấn đề liên quan đến biển theo cơ chế đa ngành.
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa. Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo… Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài… Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển. Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu. Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm. |
Theo Nhân Dân