Nguyên tắc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn lĩnh vực tái định cư các dự án thủy lợi giai đoạn 2026-2030 (Hình từ Internet)
Ngày 09/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn 6642/BNN-KTHT xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 lĩnh vực bố trí dân cư và di dân, tái định cư thủy lợi, thủy điện.
Theo quy định tại Mục III Đề cương ban hành kèm theo Công văn 6642/BNN-KTHT năm 2024 thì Nguyên tắc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn lĩnh vực bố trí dân cư và di dân, tái định cư thủy lợi, thủy điện bao gồm:
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công lĩnh vực bố trí dân cư và di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quy định tại Chỉ thị 25/CT- TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 6555/BKHĐT-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030: - Bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2026 - 2030; phù hợp với Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030, Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2016 của Bộ Chính trị, quy hoạch quốc gia, ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương giai đoạn 2021 - 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác; bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn nợ công. - Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thông qua; Không bố trí vốn đầu tư công cho chương trình, nhiệm vụ, dự án không thuộc đối tượng đầu tư công, ngành, lĩnh vực đầu tư công theo quy định. Ngân sách trung ương (bao gồm cả hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương) phải tập trung đầu tư vào các dự án quan trọng quốc gia, công trình, dự án lớn, có tính liên vùng, liên quốc gia, quốc tế, mang tính lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng, quốc gia, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, kiên quyết khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải, kém hiệu quả; ngân sách địa phương tập trung đầu tư vào các công trình, dự án có tính liên tỉnh, liên huyện và dứt khoát không dàn trải, manh mún, phải có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có tính lan tỏa cao. - Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các mục tiêu, định hướng phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030; Chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương trình, nhiệm vụ, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030; Không bố trí vốn dàn trải, manh mún; Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, dự án kết nối, có tác động liên vùng, liên quốc gia và liên quốc tế, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, chương trình, nhiệm vụ, dự án quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, chuyển đổi xanh; Thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/ 2015 (nếu còn), thu hồi dứt điểm số dư vốn ứng trước phải thu hồi theo quy định tại Nghị quyết 93/2023/QH15 (nếu còn). - Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư từ kế hoạch năm 2025 (đối với nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025) và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công khởi công mới giai đoạn 2026 - 2030, vốn để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. |
- Tập trung vốn, ưu tiên hoàn thành dứt điểm các dự án bố trí dân cư đang thực hiện dở dang để đưa dân đến sinh sống; dự án bố trí dân cư vùng thiên tai; dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 22/NQ-CP năm 2020 ; dự án bố trí ổn định dân cư các xã biên giới, hải đảo; dự án bố trí dân cư vùng đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
- Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công.
- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Các địa phương chủ động bố trí thêm ngân sách địa phương, huy động lồng ghép nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện bố trí dân cư, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất vùng bố trí dân cư, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ di dân, an tâm ổn định đời sống lâu dài.
Xem thêm Công văn 6642/BNN-KTHT ban hành ngày 09/9/2024.