Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử phúc thẩm trong một số trường hợp (đề xuất)

11/04/2025 12:15 PM

Bài viết cập nhật nội dung tại dự thảo Luật sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, theo đó đề xuất xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao - Hà Nội trong một số trường hợp.

Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử phúc thẩm  trong một số trường hợp (đề xuất) (Hình ảnh từ Internet)

Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử phúc thẩm trong một số trường hợp (đề xuất) (Hình ảnh từ Internet)

Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cập nhật ngày 10/4/2025 (sau đây gọi tắt là dự thảo Luật sửa đổi).

Dự thảo Luật sửa đổi

Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử phúc thẩm  trong một số trường hợp (đề xuất)

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi đề xuất sửa đổi Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án trừ trường hợp do luật định;

- Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;

- Phát triển án lệ;

- Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;

- Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;

- Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;

- Hợp tác quốc tế;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Hiện hành, tại Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;

- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;

- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;

- Phát triển án lệ;

- Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;

- Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;

- Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;

- Hợp tác quốc tế;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Tại dự thảo Luật sửa đổi đề xuất Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Hiện nay, Việt Nam chỉ có 01 Tòa án nhân dân tối cao. Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao đặt tại 48 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Như vậy, đối với các vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị thì người kháng cáo phải được triệu tập xét xử tại Tòa án nhân dân tối cao - Hà Nội.

Xem thêm dự thảo Luật sửa đổi.

Chia sẻ bài viết lên facebook 44

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079