Nghị quyết 102: Chính thức thông qua dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) (Hình từ Internet)
Ngày 18/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
![]() |
Nghị quyết 102/NQ-CP |
Theo đó, tại Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2025 thì Chính phủ đã thông qua dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do Bộ Nội vụ trình tại Tờ trình 1195/TTr-BNV ngày 10/4/2025.
Ngoài ra, Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2025 Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm về việc tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật và các văn bản liên quan trình Quốc hội theo quy định;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội; chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội về dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2025.
Theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính được quy định như sau:
- Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
+ Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
- Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Hướng dẫn phân loại đơn vị hành chính mới nhất
- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trên đây là nội dung về “Nghị quyết 102: Chính thức thông qua dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)”
Xem thêm tại Nghị quyết 102/NQ-CP ban hành ngày 18/4/2025.