Công văn 2457: Chỉ đạo mới nhất về điểm cộng, điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2025

20/05/2025 08:30 AM

Sau đâu là bài viết có nội dung về chỉ đạo mới nhất về điểm cộng, điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2025 được quy định trong Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH năm 2025.

Công văn 2457: Chỉ đạo mới nhất về điểm cộng, điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2025

Công văn 2457: Chỉ đạo mới nhất về điểm cộng, điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2025 (Hình từ Internet)

Ngày 19/5/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng.

Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH

Công văn 2457: Chỉ đạo mới nhất về điểm cộng, điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2025

Theo đó, để thực hiện Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Kế hoạch tuyển sinh năm 2025. 

Do đó, để thực hiện thống nhất, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở giáo dục và đào tạo thực hiện các quy định tại và các hướng dẫn cụ thể tại Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH năm 2025, trong đó có chỉ đạo về iểm cộng, điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng như sau:

Điểm cộng tối đa 10% theo thang điểm xét và được cộng trước khi cộng điểm ưu tiên (ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng). Mức điểm ưu tiên (ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng) để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ theo đúng quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (sửa đổi Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT). 

Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

1. Ưu tiên theo khu vực (theo Phụ lục I của Quy chế)

a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;

b) Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;

c) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;

- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;

d) Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

2. Ưu tiên theo đối tượng chính sách (theo Phụ lục II của Quy chế)

a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;

b) Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;

c) Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định tại các điểm a, b khoản này chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

3. Các mức điểm ưu tiên được quy định trong Điều này tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số); trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

4. Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này”

Trường hợp xét tuyển theo thang điểm khác thang điểm 30, cơ sở đào tạo  phải xác định mức điểm ưu tiên tương ứng như thang điểm 30 theo quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (sửa đổi Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT). CSĐT quy định các tiêu chí phụ đối với thí sinh có năng lực vượt trội (nếu có) phải đảm bảo điểm trúng tuyển không lớn hơn điểm tối đa bao gồm cả điểm ưu tiên, điểm cộng (nếu có).

Xem thêm tại Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH ban hành ngày 19/5/2025.

Chia sẻ bài viết lên facebook 23

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079